TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM VỀ VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU

Toukta Chaleunsouk1,, Pham Trần Anh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ảnh hưởng đến khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới và là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất trên toàn cầu. Việc điều trị VMDƯ bằng các thuốc giảm triệu chứng chỉ tác dụng vào các chất trung gian gây dị ứng, khả năng tái phát cao khi ngưng thuốc. Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu dị nguyên (AIT: allergen specific immunotherapy) ra đời như một liệu pháp thay thế đầy hứa hẹn để điều trị VMDƯ. Mục tiêu: Đánh giá tổng quan nghiên cứu, báo cáo gần đây về hiệu quả điều trị cũng như tác dụng phụ khi sử dụng AIT. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp toàn bộ những nghiên cứu lâm sàng về VMDƯ, và đánh giá kết quả điều trị bằng các phương pháp AIT, từ năm 2010 đến 2024, được đăng trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến: Pubmed, Science Direct, Cochrane, Wiley, thư viện các trường Đại học Y Dược và tạp chí y học tại Việt Nam. Kết quả: Tổng cộng 2221 nghiên cứu (NC) đã được tìm kiếm, bao gồm 5 phương pháp AIT (SCIT, SLIT, ILIT, ITIT và ICLIT). Sau cùng, có 34 NC phù hợp để đưa vào phân tích toàn văn và trích xuất ra các dữ liệu. Nhiều thang điểm lâm sàng đã được đánh giá như điểm riêng biệt các triệu chứng, điểm triệu chứng kết hợp thuốc, tổng điểm triệu chứng mũi, điểm chất lượng cuộc sống và thang điểm VAS, và các thang điểm này đều được cải thiện đáng kể ở cả người lớn và trẻ em. Tỷ lệ IgE đặc hiệu trên tổng IgE (sIgE/tIgE) được xem như một dấu ấn sinh học tiên lượng điều trị AIT. Các Interleukin đặc trưng VMDƯ ở cả các tế bào Th2 đều giảm đáng kể sau điều trị AIT. Kết luận: AIT là phương pháp điều trị miễn dịch tiềm năng cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sullivan AA;, Kushnir NM;, Scarupa MD;, et al. In-depth review of allergic rhinitis. World Allergy Organ Ser Online. Published online 2020.
2. Kouzegaran S, Zamani MA, Faridhosseini R, et al. Immunotherapy in Allergic Rhinitis: It’s Effect on the Immune System and Clinical Symptoms. Open Access Maced J Med Sci. 2018;6(7):1248-1252.
3. Kim SH, Shin, SY, Lee, KH, Kim, SW, Cho J. Long-term effects of specific allergen immunotherapy against house dust mites in polysensitized patients with allergic rhinitis. Allergy Asthma Immunol Res. 2014;6(6):535‐540.
4. Zhang Y zu, Luo J, Wang Z han, Wang J. Efficacy and safety of sublingual dust mite drops in children with mono- or polysensitized allergic rhinitis. Am J Otolaryngol. 2019;40(5):755-760.
5. Chen H, Chen Y, Lin B, et al. Efficacy and adherence of sublingual immunotherapy in patients aged 60 to 75 years old with house dust mite-induced allergic rhinitis. Am J Otolaryngol. 2020;41(4):102538.
6. Fujimura T, Yonekura S, Horiguchi S, et al. Increase of regulatory T cells and the ratio of specific IgE to total IgE are candidates for response monitoring or prognostic biomarkers in 2-year sublingual immunotherapy (SLIT) for Japanese cedar pollinosis. Clin Immunol. 2011;139(1):65-74.
7. Boghdadi G, Marei A, Ali A, Lotfy G, Abdulfattah M, Sorour S. Immunological markers in allergic rhinitis patients treated with date palm immunotherapy. Inflamm Res Off J Eur Histamine Res Soc Al. 2012;61(7):719-724.