SO SÁNH TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN BẰNG HỖN HỢP ROPIVACAIN 0,125% - FENTANYL 2µG/ML VỚI BUPIVACAIN 0,125% - FENTANYL 2µG/ML
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng một số chỉ số trên tuần hoàn, hô hấp và một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng phương pháp giảm đau đường ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng hỗn hợp ropivacain 0,125%- fentanyl 2μg/ml với bupivacain 0,125% - fentany 2μg/ml sau phẫu thuật bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh có đối chứng trên 82 bệnh nhân dùng phương pháp giảm đau PCEA sau phẫu thuật mở ổ bụng vùng trên rốn tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2022. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp tâm thu ở mức <10%, 10-20%, >20% là 82,9%/14.6%/2.4% ở nhóm RF và 68,3%/22%/9.8% ở nhóm BF. Thời điểm H0/H0,25 huyết áp trung bình nhóm RF là 96,40 ± 4,97/92,29 ± 5,0mmHg tương ứng ở nhóm BF là 97,58±7,41/93,91±5,63mmHg. Tần số tim trung bình của nhóm RF và BF ở thời điểm H0/H0,25là 91,90±8,19 lần/phút/82,54 ± 5,44 lần/phút và 93,80 ± 8,67 lần/phút/83,32 ± 5,97 lần/phút. Tần số thở trung bình tại thời điểm H0/H0,25 ở nhóm RF là 21,20±3,5 lần/phút/17,20 ± 2,40 lần/phút và nhóm BF là 20,83 ± 3,45 lần/ phút/17,12 ± 2,39 lần/ phút. Tỷ lệ SpO2 tại thời điểm H0/H0,25trung bình chỉ số SpO2 của nhóm RF là 96,22 ± 1,52/ 97,80 ± 1,60 và nhóm BF là 96,49 ± 1,32/97,95 ± 1,6. Điểm an thần tại thời điểm H0 ở nhóm RF/BF là 1,56 ± 0,50/1,59 ± 0,49, sau khi thực hiện giảm đau là 2,24 ± 0,44/2,17 ± 0,39. Tỷ lệ nôn và buồn nôn ở nhóm RF/BF là 7,3%/14,6%. Không gặp trường hợp nào rối loạn cảm giác hoặc ức chế vận động chi trên, chi dưới, ức chế vận động. Ngứa và run cơ gặp ở nhóm RF/BF là 9,8%/4.9% và 4,9%/12.2%. Kết luận: Tỷ lệ tụt huyết áp > 20% nhóm ropivacaine thấp hơn nhóm bupivacaine (p>0,05). Tần số tim, tần số thở và SpO2 ở hai nhóm tương đương nhau. Tỷ lệ nôn, buồn nôn, run cơ và ngứa ở nhóm ropivacaine thấp hơn, tỷ lệ ngứa cao hơn nhóm ở nhóm bupivacain
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giảm đau ngoài màng cứng, ropivacain, bupivacain
Tài liệu tham khảo
2. Trần Đức Thọ (2017). Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ bụng trên của Levobupivacaine phối hợp với Sufentanyl hoặc fentanyl hoặc clonidin qua catherter ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển. Luận văn tiến sĩ y học. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
3. Cooper D.W. và Turner G. (1993). Patient-controlled extradural analgesia to compare bupivacaine, fentanyl and bupivacaine with fentanyl in the treatment of postoperative pain. Br J Anaesth, 70(5), 503–507
4. Grass, J.A. (2005): "Patient-controlledanalgesia". Anesthesia&Analgesia, 101(5S), 44-S61
5. McLeod G., Davies H., Munnoch N., et al (2001). Postoperative pain relief using thoracic epidural analgesia: outstanding success and disappointing failures. Anaesthesia, 56(1), 75–81
6. Nimmo, S. M., & Harrington, L. S. (2014). What is the role of epidural analgesia in abdominal surgery? "Continuing Education in Anaesthesia". Critical Care & Pain, 14(5), 224-229
7. Patil S.S., Kudalkar A.G., Tendolkar B.A. (2018). Comparison of continuous epidural infusion of 0.125% ropivacaine with 1 μg/ml fentanyl versus 0.125% bupivacaine with 1 μg/ml fentanyl for postoperative analgesia in major abdominal surgery. J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 34(1), 29–34
8. Shah, S., Vaishali, K., Prasad, S. S., & Babu, A. S. (2021). Altered patterns of abdominal muscle activation during forced exhalation following elective laparotomy: An experimental research. Annals of Medicine and Surgery, 61, 198-204