KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ KẼM TRONG HUYẾT THANH CỦA BỆNH NHÂN VIÊM DA TIẾT BÃ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kẽm – một yếu tố vi lượng có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể và có thể ảnh hưởng trong sinh lý bệnh của viêm da tiết bã. Hiện nay, có một thực trạng nhiều bệnh nhân viêm da tiết bã được cho điều trị uống kẽm nhưng liệu kẽm có thực sự liên quan đến bệnh viêm da tiết bã? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2022, có 46 bệnh nhân viêm da tiết bã và 46 người khỏe mạnh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán viêm da tiết bã bằng lâm sàng và xét nghiệm nồng độ kẽm huyết thanh bằng phương pháp phân tích so màu (colorimetric method) tại Trung tâm y khoa Medic. Kết quả: Có tương đồng về tuổi, giới tính và BMI giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nồng độ kẽm huyết thanh của nhóm bệnh (84,31 ± 17,17 µg/dL) không có sự khác biệt so với nhóm chứng (88,63 ± 15,12 µg/dL) với p = 0,2. Kết luận: Nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da tiết bã không có sự khác biệt với người khỏe mạnh. Vậy nên việc xét nghiệm nồng độ kẽm huyết thanh và bổ sung kẽm đường uống trên bệnh nhân viêm da tiết bã nên được xem xét lại nhằm giảm chi phí cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm da tiết bã, kẽm huyết thanh, mức độ tương quan giữa kẽm và viêm da tiết bã.
Tài liệu tham khảo
2. Dessinioti C, Katsambas A (2013), "Seborrheic dermatitis: Etiology, risk factors, and treatments: facts and controversies". Clin Dermatol, 31 (4), pp. 343-351.
3. Hülya Nazik, Sükrü Bengü Aydin, Coban Gül Feride (2019), "Evaluation of the levels of trace elements in the blood and hair of patients with seborrheic dermatitis". Trace Elements and Electrolytes, 36 (7), pp. 120-125.
4. Hun Suh Dae (2019), "Seborrheic Dermatitis", In: SEWON KANG, Editor Editor Fitzpatrick’s Dermatology 9th, McGraw-Hill Education, United States, pp. 428 - 437.
5. K. Gupta A., R. Bluhm (2004), "Seborrheic dermatitis". J Eur Acad Dermatol Venereol, 18, pp. 13-26.
6. Karabay Aktas, Cerman Aksu (2019), "Serum zinc levels in seborrheic dermatitis: a case-control study". Turk J Med Sci, 49, pp. 1503-1508.
7. Mozhdeh Sepaskhah (2021), "Comparison of the efficacy of ivermectin 1% cream and ketoconazole 2% cream in treatment of facial seborrheic dermatitis". International Clinical Trials Registry Platform WHO.
8. S. Emre, A. Metin, D. Demirseren (2012), "The association of oxidative stress and disease activity in seborrheic dermatitis". Arch Dermatol Res, 304 (9), pp. 683-687.