BIỂU HIỆN DẤU ẤN TẾ BÀO GỐC UNG THƯ CD44 TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRỰC TRÀNG

Tiền Thanh Liêm1,
1 Bệnh viện 30-4

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp đứng hàng thứ ba và tỷ lệ tử vong cao ở cả hai giới. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ năm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc ung thư làm dấu ấn để chẩn đoán và tiên lượng trong ung thư đại trực tràng đang là xu hướng nghiên cứu của bệnh lý này, trong đó có CD44, là dấu ấn tế bào gốc ung thư có liên quan đến sự phát triển, biệt hóa, khả năng sống còn của tế bào cũng như di căn của tế bào ung thư. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát kiểu biểu hiện của CD44 trong biểu mô của bệnh ung thư đại trực tràng và xác định mối liên quan với các đặc điểm giải phẫu bệnh, giai đoạn bệnh  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang bao gồm 102 mẫu ung thư đại trực tràng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn nhuộm hóa mô miễn dịch tại Bệnh viện 30-4 từ 2021 đến 2022. Tất cả các mẫu được nhuộm bằng kháng thể kháng CD44. Kiểu biểu hiện được đánh giá bằng 3 thang điểm của 03 tác giả khác nhau (Ribeiro, Tunugungtla và Gaber).  Kết quả: biểu hiện CD44 dương tính chiếm tỷ lệ 70,6% theo thang điểm Ribeiro, và theo thang điểm Tunuguntla và Gaber, biểu hiện cao của CD44 lần lượt là 23,5% và 15,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện CD44 với với nhóm tuổi (p=0,021), hạch di căn (p=0,005), giai đoạn u (p=0,037), thời gian khởi bệnh (p= 0,036), thâm nhiễm chu vi đại tràng (p=0,034).  Kết luận: Sự khác biệt của biểu hiện CD44 theo 3 thang điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện CD44 với nhóm tuổi, hạch di căn, giai đoạn u (theo thang điểm Ribeiro); với thời gian khởi bệnh và thâm nhiễm chu vi đại tràng (theo thang điểm Tunuguntla)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J., Siegel RL., Laversanne M., et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer Journal Clinicians. 2021, vol.71, pp. 209–249.
2. Siegel RL., Miller KD., Sauer AG., et al. Colorectal Cancer Statistics. CA Cancer Journal for Clinicians. 2020, vol.70, pp. 145–164.
3. Gaber AG., Abdallaha AZ., Shabanb SH., et al. CD44 as a prognostic marker in early colorectal cancer: single center experience “South Egypt cancer institute, Egypt. Alexandria Journal of Medicine. 2023, vol. 59(1), pp. 68–74.
4. Tunuguntla A., Suresh TN., et al. Association Between the Immunohistochemistry Expression of E-cadherin, Beta-Catenin, and CD44 in Colorectal Adenocarcinoma. Cureus. 2023, vol.15(3): e35686. DOI 10.7759/cureus.35686.
5. Ribeiro KB, da Silva Zanetti J, Ribeiro-Silva A, et al. KRAS mutation associated with CD44/CD166 immunoexpression as predictors of worse outcome in metastatic colon cancer. Cancer Biomark. 2016, vol.16(4), pp. 513-521.
6. Holaha NS., Aiada HA., Asaada NY., et al. Evaluation of the role of CD44 as a cancer stem cell marker in colorectal carcinoma: immunohistochemical study. Menoufia Medical Journal. 2017, vol. 30(1), pp. 174-183.
7. Sadeghi A., Roudi R., Mirzaei A., et al. CD44 epithelial isoform inversely associates with invasive characteristics of colorectal cancer. Biomarker Medicine. 2019, vol.13(6), pp. 419–426.
8. Wang Z., Tang Y., Xie L., et al. The Prognostic and Clinical Value of CD44 in Colorectal Cancer: A Meta-Analysis. Frontiers in Oncology. 2019, vol 9 (309), pp1-11.