XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DỰ BÁO NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ TỶ LỆ BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG MÁY ĐO VẬN TỐC SÓNG MẠCH VP PLUS 1000

Cao Trường Sinh1,
1 Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định giá trị dự báo nguy cơ cao tim mạch của vận tốc sóng mạch và tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: 190 bệnh nhân; 109 nam, 81 nữ; tuổi trung bình 61± 17 tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát đơn thuần hoặc tăng huyết áp có đái tháo đường. Tất cả được đo huyết áp tứ chi bằng máy đo vận tốc sóng mạch VP Plus 1000. Huyết áp tay trái được dùng để khẳng định chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp theo Hội tăng huyết áp châu Âu năm 2021. Chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên dựa vào chỉ số ABI theo khuyến cáo của Hội tim mạch châu Âu. Bệnh động mạch ngoại biên chi trên được khẳng định bằng chụp động mạch dưới đòn. Kết quả: Giá trị vận tốc sóng mạch (baPWV) bên phải ở bệnh nhân tăng huyết áp có huyết áp đạt mục tiêu (huyết áp bình thường) là 1382.0 ± 211 cm/s; bệnh nhân có nguy cơ tim mạch hơi cao là 1590.2 ± 173.6 cm/s; bệnh nhân có nguy cơ cao tim mạch là: 2101.0 ± 563.4 cm/s và bệnh nhân nghi ngờ tắc mạch là 2312.5 ± 949.5 cm/s; vận tốc sóng mạch bên trái tương ứng là: 1423.3 ±208.5 cm/s, 1586.5 ± 185.2, 2118.9 ± 586.6 cm/s, 2304.3 ±  983.4 cm/s. Điểm cutoff giá trị dự báo nguy cơ cao tim mạch của baPWV bên phải là 1739 cm/s, bên trái là 1762 cm/s. Tỷ lệ chung bệnh động mạch ngoại biên ở bệnh nhân tăng huyết áp là 27.4% trong đó tăng huyết áp có đái tháo đường là 42.3%, tăng huyết áp không có đái tháo đường là 25%. Kết luận: Vận tốc sóng mạch (baPWV) tăng dần theo mức độ nguy cơ tim mạch và có giá trị dự báo nguy cơ cao tim mạch với độ nhạy độ đặc hiệu cao. Hơn một phần tư số bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch ngoại biên, đái tháo đường làm cho tỷ lệ bệnh tăng lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jaegeol Cho and Hyun Jae Baek (2020), A comparative Study of Brachial-Ankle Pulse Wave Velocity and Heart –Finger Pulse Wave Velocity in Korean Adults, Sensors-MDPI, 2020, 20,2073
2. GBD (2023), Global burden of periphery artery disease and its risk factors, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019, Lancet Glob Health 2023.
3. Victor Aboyans et al (2017), 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery, European Heart Journal (2018) 39, 763-821.
4. Seung Jae Lee, et al. (2019), ”Relationship Between Brachial‐Ankle Pulse Wave Velocity and Incident Hypertension According to 2017 ACC/AHA High Blood Pressure Guidelines”
5. J S Gao et al (2016), Normal value and and reference value range of brachial-ankle pulse wave velocity among Kailuan study population, Pubmed, doi:10.3760/cma.j.isn 0253-3758.
6. Guoxiang Fu et al (2021), Diference Sensibility of Branchial - Ankle Pulse Wave Velocity and Ankle-Branchial Index for Cardiovascular Risk Assessement in Elderly Chinese: A Cross-Sectional Study, Artery Research, vol 27(2): June 2021, pp 82-86.
7. Hirofumi et al (2020), State of the Art Review: Brachial-Ankle PWV, The Official Journal of the Japan Althecrocler Thromb, 2020, 27:621-636.
8. Hack - Lyoung Kim et al (2023), Pronostic Value of Brachial-Ankle Pulse Wave Velocity According to Subjects’ Clinical Charcateristics:Data From Analysis of 10,597 Subjects, J Korean Med Sci, 2023, Dec 2538(50) e414.