MỐI LIÊN QUAN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở BỆNH NHÂN CẮT TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt tử cung là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp gây kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng và đề kháng kháng sinh. Mục tiêu: Xác định mối liên quan của các yếu tố trước và trong phẫu thuật cắt tử cung ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng bắt cặp tỉ lệ 1: 2, thực hiện thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án đối tượng cắt tử cung vì bệnh lý phụ khoa tại bệnh viện Hùng Vương từ 2018 – 2022. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 390 bệnh nhân, bao gồm 130 bệnh nhân có nhiễm khuẩn vết mổ (nhóm bệnh) và 260 bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ (nhóm chứng) được thực hiện cắt tử cung qua ngả bụng, ngả âm đạo và nội soi. Phân tích đa biến hồi quy logistic cho thấy các yếu tố nguy cơ có liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt tử cung: có bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trước mổ (aOR = 3,18; 95% Cl: 1,51 - 6,71; p=0,002), BMI ≥ 30 (aOR = 3,04; 95% Cl: 1,24 – 7,4; p = 0,014), thời gian phẫu thuật (aOR = 1,53; 95% Cl: 1,18 – 2; p = 0,001), có đặt dẫn lưu sau mổ (aOR = 3,13; 95% Cl: 1,25-7,84; p=0,011). Kết luận: Có bệnh đái tháo đường trước mổ, béo phì (BMI ≥30), thời gian phẫu thuật kéo dài, có đặt dẫn lưu lúc mổ là các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật cắt tử cung
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật cắt tử cung
Tài liệu tham khảo
2. Morgan DM SC, Streifel KM, Kamdar NS, Uppal S, Burgunder-Zdravkovski L, Pearlman MD, Fenner DE, Campbell DA,. Surgical site infection following hysterectomy: adjusted rankings in a regional collaborative. Am J Obstet Gynecol 2016;214(2):259.e1-259.e8. doi:doi: 10.1016/j.ajog.2015.10.002
3. Wang D CY, Deng J, Xiao G, Li Y, Lin L, You Y,. A Retrospective Study from 2 Tertiary Hospitals in China to Evaluate the Risk Factors for Surgical Site Infections After Abdominal Hysterectomy in 188 Patients. Med Sci Monit. 2022;doi:10.12659/MSM.936198
4. Sandra I. Berríos-Torres CAU, Dale W. Bratzler, Brian Leas, Erin C. Stone,. Centers for Disease Control and Prevention Guideline for the Prevention of Surgical Site Infection, 2017. JAMA Surgery. 2017;152(8):784-791.
5. Lake AG, McPencow AM, Dick-Biascoechea MA, Martin DK, Erekson EA. Surgical site infection after hysterectomy. Am J Obstet Gynecol. Nov 2013;209(5):490 e1-9. doi:10.1016/ j.ajog.2013.06.018
6. Chen I CA, Schramm D, Cameron DW, Leung V, Singh SS, Hopkins L, Arendas K, Mallick R,. Type of Pelvic Disease as a Risk Factor for Surgical Site Infectionin Women Undergoing Hysterectomy. J Minim Invasive Gynecol. 2019; 26(6):1149-1156. doi:10.1016/j.jmig.2018.11.015
7. Ling ML AA, Abbas A, Morikane K, Lee KY, Warrier A, Yamada K,. APSIC guidelines for the prevention of surgical site infections. Antimicrob Resist Infect Control. 2019;8:174. doi:10. 1186/s13756-019-0638-8
8. Pop-Vicas A MJ, Schmitz M, Al-Niaimi A, Safdar N,. Incidence and risk factors for surgical site infection post-hysterectomy in a tertiary care center. Am J Infect Control. 2017;45(3):284-287.
9. Steiner HL, Strand EA. Surgical-site infection in gynecologic surgery: pathophysiology and prevention. Am J Obstet Gynecol. Aug 2017; 217(2):121-128. doi:10.1016/j.ajog.2017.02.014