ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA GÂY TÊ KHOANG MẠC CHẬU LIÊN TỤC BẰNG BUPIVACAIN SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

Nguyễn Tiến Đức1, Nguyễn Quang Huy2, Lê Sỹ Tiến3,, Nguyễn Trung Kiên2
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Quân y 103
3 Bệnh viện Quận 11 - Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn của gây tê khoang mạc chậu liên tục bằng bupivacain sau phẫu thuật thay khớp háng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu phân tích 71 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng, được giảm đau sau mổ bằng gây tê khoang mạc chậu từ 01/03/2021 đến 31/03/2022. Kết quả: Nhịp thở và SpO2 tại các thời điểm sau phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) so với thời điểm trước phẫu thuật. 32,4% bệnh nhân có dị cảm. Liệt vận động xuất hiện ở 12,7% bệnh nhân nhưng đa số là Bromage 1. Sức cơ tứ đầu đùi giảm nhiều ở thời điểm T5 và hồi phục ở thời điểm T6. Không gặp bệnh nhân nào có dấu hiệu ngộ độc thuốc tê. Kết luận: Gây tê khoang mạc chậu dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng bupivacain sau phẫu thuật thay khớp háng là kỹ thuật an toàn, các tác dụng không mong muốn gặp với tỷ lệ thấp, thoáng quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kamil Bober, Allen Kadado, Michael Charters, et al. (2020). Pain Control After Total Hip Arthroplasty: A Randomized Controlled Trial Determining Efficacy of Fascia Iliaca Compartment Blocks in the Immediate Postoperative Period. The Journal of Arthroplasty: 241-245.
2. Trịnh Tấn Thìn, Lê Văn Chung (2020). Đánh giá hiệu quả gây tê khoang cân mạc chậu liên tục giảm đau sau phẫu thuật gãy xương vùng háng. Y Học Tp Hồ Chí Minh, 24(3): 205-210.
3. Yanhui Ma, Jie Wu, Jixiu Xue, et al. (2018). Ultrasound‑guided continuous fascia iliaca compartment block for pre‑operative pain control in very elderly patients with hip fracture: A randomized controlled trial. EXPERIMENTAL AND THERAPEUTIC MEDICINE, 16: 1944-1952.
4. Kumaran Rasappan, Ivan Tjun Huat Chua, John Boon Lim Tey, et al. (2020). The continuous infusion fascia iliaca compartment block: a safe and effective analgesic modality in geriatric hip fracture patients. Orthopaedic and Trauma Surgery.
5. Ashraf Abdelmawgoud, Samaa Rashwan (2012). The analgesic efficacy of continuous fascia iliaca block vs. continuous psoas compartment block after hip surgery: A comparative study. Egyptian Journal of Anaesthesia, 28: 183–187.
6. Shaimaa F. Mostafa, Gehan M. Eid, Rehab S. Elkalla (2018). Patient-controlled fascia iliaca compartment block versus fentanyl patientcontrolled intravenous analgesia in patients undergoing femur fracture surgery. Egyptian Journal of Anaesthesia, 34: 9–13.
7. Nie H., Yang Y. X., Wang Y., et al. (2015). effects of continuous fascia iliaca compartment blocks for postoperative analgesia in patients with hip fracture. Pain Res Manag, 20(4): 210-212.
8. Jamie-Lee Metesky, Junping Chen, Meg Rosenblatt (2019). Enhanced recovery after surgery pathway: The use of fascia iliaca blocks causes delayed ambulation after total hip arthroplasty. World J Anesthesiol, 8(2): 13-18.