NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH ĐA TẦNG BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH

Trịnh Vũ Nghĩa1, Lâm Văn Nút1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính đa tầng (THĐMCDMTĐT) bằng can thiệp nội mạch. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu giả thực nghiệm không nhóm chứng theo kiểu trước và sau can thiệp trên 70 bệnh nhân THĐMCDMTĐT được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tái thông hoàn toàn tổn thương giúp cải thiện huyết động tốt hơn. Tỷ lệ Neutrophile/ Lymphocyte cao (>3.5) và không sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trước tái thông mạch làm tăng tỷ lệ tử vong/cắt cụt chi chu phẫu. Sử dụng mổ mở hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian lành vết thương. Vết thương không lành và triệu chứng Rutherford giai đoạn 6 làm tăng tỷ lệ cắt cụt chi. Suy thận mạn và tuổi trên 75 làm tăng nguy cơ tử vong 2 năm của bệnh nhân. Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả trong điều trị THĐMCDMTĐT. Mức độ tái thông tổn thương, tỷ lệ Neutrophile/Lymphocyte, sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, sử dụng mổ mở hỗ trợ, tình trạng vết thương, suy thận mạn và tuổi cao là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Akamatsu, D., et al., Efficacy of iliac inflow repair in patients with concomitant iliac and superficial femoral artery occlusive disease. Asian J Surg, 2017. 40(6): p. 475-480.
2. Elbadawy, A., H. Ali, and M. Saleh, Midterm Outcomes of Common Femoral Endarterectomy Combined with Inflow and Outflow Endovascular Treatment for Chronic Limb Threatening Ischaemia. Eur J Vasc Endovasc Surg, 2020. 59(6): p. 947-955.
3. Norgren, L., et al., Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). Eur J Vasc Endovasc Surg, 2007. 33 Suppl 1: p. S1-75.
4. Gary, T., et al., Neutrophil-to-lymphocyte ratio and its association with critical limb ischemia in PAOD patients. PLoS One, 2013. 8(2): p. e56745.
5. Armstrong, E.J., et al., Multidisciplinary Care for Critical Limb Ischemia: Current Gaps and Opportunities for Improvement. J Endovasc Ther, 2019. 26(2): p. 199-212.
6. Shiraki, T., et al., Predictive scoring model of mortality after surgical or endovascular revascularization in patients with critical limb ischemia. J Vasc Surg, 2014. 60(2): p. 383-9.
7. Schanzer, A., et al., Validation of the PIII CLI risk score for the prediction of amputation-free survival in patients undergoing infrainguinal autogenous vein bypass for critical limb ischemia. J Vasc Surg, 2009. 50(4): p. 769-75; discussion 775.
8. Shiraki, T., et al., Predictors of 2-Year Mortality and Risk Stratification After Surgical or Endovascular Revascularization of Infrainguinal Artery Disease in Hemodialysis Patients With Critical Limb Ischemia. J Endovasc Ther, 2015. 22(5): p. 719-24.