XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HÓA BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH CỦA BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Quỳnh Trúc1,, Đặng Đức Anh2, Nguyễn Văn Tập3, Trần Minh Thái4, Nguyễn Hoàng Thiên Thư5
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh
2 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4 Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
5 Trung tâm Y tế Quận 11

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, trên thế giới, có nhiều phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng tại các bệnh viện. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Quản lý chất lượng toàn diện hiện được áp dụng rộng rãi và mang tính chất khái quá hoá cao. Theo đó, đánh giá trải nghiệm người bệnh ngày càng được chú trọng, dần thay thế cho khảo sát về hài lòng người bệnh, nhằm mục tiêu lấy đối tượng phục vụ làm trung tâm. Từ đó, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mục tiêu của khảo sát trải nghiệm người bệnh giúp đo lường trải nghiệm ngoại trú với độ tin cậy và giá trị cao, giúp xác định các vấn đề của dịch vụ ngoại trú từ quan điểm của bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu: Bộ câu hỏi khảo sát được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Bộ câu hỏi thiết kế sẽ được đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích nhân tố EFA và hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả: Kết quả xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi trên 250 bệnh nhân ngoại trú của 05 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự phù hợp rất tốt (KMO: 0,94, ý nghĩa Bartlett: 0,000), sử dụng thang đo Likert gồm 5 mức độ, tương đương từ 1 đến 5 điểm. Giá trị hệ số tải các biến đều lớn hơn 0,5 và chênh lệch giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3. Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số thống kê phản ánh tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đều đạt theo các khuyến cáo của y văn. Việc sử dụng bộ câu hỏi trong thực tế là phù hợp và khả thi cho người bệnh đến khám và điều trị tại khoa khám/phòng khám của bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Số lượt ý kiến không hài lòng đầu năm 2019 và nhìn lại khoảng thời gian sau gần 2 năm triển khai hoạt động khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh khi đến khám bệnh tại các bệnh viện công lập. 1/3/2019: TPHCM.
2. Erin Ruel, W.E.W.I., Brian Joseph Gillespie, The Practice of Survey Research: Theory and Applications.How to pretest and pilot a survey questionnaire. SAGE publication, 2018: p. 101-119.
3. Health Quality Ontario, Primary care patient experience surve 2015.
4. National University Hospital Singapore (NUHS), Outpatient Survey Questionnaire.
5. A M Garratt, Ø.A.B., U Krogstad, P Gulbrandsen, The OutPatient Experiences Questionnaire (OPEQ): data quality, reliability, and validity in patients attending 52 Norwegian hospitals. Qual Saf Health Care, 2005. 14: p. 433-437.
6. Sở Y tế TPHCM, Công văn 1729/SYT-NVY ngày 04/4/2019 về việc triển khai khảo sát trải nghiệm người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã tiến hành khảo sát mỗi 6 tháng. 04/4/2019.
7. A.Pett M, L.N.R., Sullivan J. J, Making sence of Factor Anlysis, The use of Factor Analysis for Instrument Development in Health care research. SAGE Publications, International Educational and Professional Publisher, 2003.