ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐỐI VỚI YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH SAU MẮC COVID-19 CỦA CÁN BỘ THUỘC BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp đối với yếu tố nguy cơ tim mạch sau mắc COVID-19 của 142 đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 142 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy Thái Bình quản lý (kể cả đương chức và đã nghỉ hưu hiện đang sống trên địa bàn tỉnh) đạt tiêu chuẩn lựa chọn. Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc lá, thừa cân béo phì, vòng bụng lớn đều được cải thiện rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân đạt hoạt động thể lực, có nồng độ Cholesterol máu < 5,2 mmol/l sau can thiệp đều cao hơn trước can thiệp, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Không có sự khác biệt về điểm SF-36 trước và sau can thiệp. Điểm sức khỏe thể chất, có chỉ số HA đạt mục tiêu và nồng độ LDL-C sau can thiệp cao hơn trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sau mắc COVID-19, yếu tố nguy cơ tim mạch, thang điểm SF-36
Tài liệu tham khảo

2. Jang Whan Bea et al. (2021). mHealth Interventions for Lifestyle and Risk Factor Modification in Coronary Heart Disease: Randomized Controlled Trial. JMIR Mhealth Uhealth. 9(9).

3. McEwan P., Williams J.E., Griffiths J.D. et al. (2004). Evaluating the performance of the Framingham risk equations in a population with diabetes. Diabet Med, 21(4), 318–323.

4. Nguyễn Thị Dung (2007). Dự báo nguy cơ BMV 10 năm tới tại 3 vùng thành thị, nông thôn và hải đảo Thành phố Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1, 40–48.

5. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang. Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33, 9–34.

6. Brazil JF et al. (2021). Improved Quality of Life, Fitness, Mental Health and Cardiovascular Risk Factors with a Publicly Funded Bariatric Lifestyle Intervention for Adults with Severe Obesity: A Prospective Cohort Study. Nutrients.13(11):4172

7. Harenwall S., Heywood-Everett S., Henderson R., et al. (2021). Post-Covid-19 Syndrome: Improvements in Health-Related Quality of Life Following Psychology-Led Interdisciplinary Virtual Rehabilitation. J Prim Care Community Health, 12, 21501319211067674.

8. Jimeno‐Almazán A., Franco‐López F., Buendía‐Romero Á., et al. (2022). Rehabilitation for post‐COVID‐19 condition through a supervised exercise intervention: A randomized controlled trial. Scand J Med Sci Sports, 10.1111/sms.14240.

9. Araújo B.T.S., Barros A.E.V.R., Nunes D.T.X., et al. (2022). Effects of continuous aerobic training associated with resistance training on maximal and submaximal exercise tolerance, fatigue, and quality of life of patients post‐COVID‐19. Physiother Res Int, e1972.
