ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI 24-34 TUẦN ỐI VỠ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Phạm Thị Thùy Linh1,2, Nguyễn Văn Lâm1,, Đỗ Thị Minh Nguyệt2, Lâm Đức Tâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ối vỡ non là tình trạng ối vỡ màng đệm và màng ối trước khi chuyển dạ, chưa có cơn co tử cung, chiếm khoảng 12% trong thai kỳ; thai kỳ đủ tháng có tỷ lệ vào khoảng 8%. Đây là tai biến thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp ối vỡ non ở thai kỳ non tháng (trước tuần lễ thứ 37 tuần), đặc biệt là tuần 32, có khoảng 1% xuất hiện trước 31 tuần. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ ở sản phụ có ối vỡ non trên thai non tháng nhập viện tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: sản phụ nhập viện và sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 04/2023 đến 04/2024. Kết quả nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng: Lý do vào viện là ra nước âm đạo bất thường chiếm 50,3%.Tuổi thai trung bình là 29,84 ± 2,98 tuần (24 tuần đến 34 tuần). Đặc điểm ối vỡ non: rỉ ối chiếm 89,72, với màu trắng trong chiếm 98,72%; đậm độ nước ối loãng chiếm 90,70; lượng trung bình 73,66% và lượng nhiều là 20,80%. Trung bình thời gian ối vỡ đến nhập viện là 79± 64,77 phút (9 đến 480phút). Đặc điểm cận lâm sàng: thiếu máu (Hb dưới 11g/dl) chiếm 20,96%; lượng bạch cầu trung bình là 14,24 ± 4,22 (10,3 - 23,4 x109/L) với 23,98% bạch cầu trên 15000/mm3. Kết cục thai kỳ ở sản phụ có ối vỡ non trên thai non tháng: 65,83% ối vỡ non sử dụng đủ liều corticosteroid trước sinh. Có 50 trường hợp trong 78 ca có ối vỡ non trên thai nhon tháng có chỉ định mổ lấy thai cấp cứu chiếm 64,10%; sinh thường ngã âm đạo chiếm 35,90%; lý do mổ lấy thai cấp cứu là suy thai trong chuyển dạ chiếm 48,43%; vết mổ lấy thai cũ có ối vỡ là 23,51, chuyển dạ ngưng tiến triển là 8,77%; có 5,66% trường hợp kèm ngôi mông. Cân nặng trung bình của trẻ là 2213,49± 324,34 (760 gr đến 2900 gram); chỉ số Apgar bình thường chiếm 61,51% và có 38,49% trường hợp Apgar bất thường, đây là tỷ lệ trẻ phải hồi sức sơ sinh với lý do chủ yếu là do suy hô hấp. Các trường hợp hồi sức được xử trí thở NCPAP. Kết luận: Các trường hợp ối vỡ non trên thai non tháng đang có xu hướng gia tăng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM, (2022), “Sự phát triển của thai và phần phụ của thai”, Bài giảng Sản phụ khoa, tập 1, Nhà Xuất bản Y học, chi nhánh TPHCM, tr. 60- 66
2. Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Hà Nội, (2005), “Đẻ khó do nước ối và màng thai”, Sản phụ khoa, tập 1, Nhà Xuất bản Y học, tr. 167- 170.
3. Nguyễn Đức Hinh, (2003), “Nước ối”, Một số vấn đề cần thiết đối với bác sĩ sản khoa, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội
4. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành, (2007), “Sự thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng”, Sản phụ khoa sách đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà Xuất bản Y học, tr. 29- 39.
5. Nguyễn Duy Tài, Trần Sơn Thạch, (2006), “Xử trí ối vỡ non trên thai non tháng”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 122- 127.
6. ACOG, Prelabor Rupture of Membranes: ACOG Practice Bulletin, Number 217. Obstet Gynecol. 2020 Mar;135(3):e80-e97. doi: 10.1097/ AOG.0000000000003700. PMID: 32080050.
7. Elsa Lorthe, the EPIPAGE-2 Study group (2021), “Cohort Profile: the Etude Epidémiologique sur les Petits Ages Gestationnels-2 (EPIPAGE-2) preterm birth cohort”, International Journal of Epidemiology, Volume 50, Issue 5, Pages 1428–1429m,
8. Goodfellow L, Care A, Curran C, et al (2024), “Preterm prelabour rupture of membranes before 23 weeks’ gestation: prospective observational study”, BMJ Medicine;3:e000729. doi: 10.1136/ bmjmed-2023-000729
9. Linehan, L.A., Walsh, J., Morris, A. et al (2016), ”Neonatal and maternal outcomes following midtrimester preterm premature rupture of the membranes: a retrospective cohort study”, BMC Pregnancy Childbirth 16, 25.
10. Osaikhuwuomwan JA, Osemwenkha AP (2014), “Maternal characteristics and timing of presentation following pre-labour rupture of membranes”, Niger Med J;55(1):58-62.