KẾT HỢP GIỮA NỘI SOI VÀ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BỎ U DƯỚI NIÊM DẠ DÀY: NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP

Phạm Hữu Tùng1,, Đỗ Minh Hùng1, Trần Thanh Bình1, Nguyễn Quốc Thái1, Trần Hiếu Nhân1, Võ Nhật Trường1, Hoàng Mạnh Chinh1, Trần Hữu Duy1
1 Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt bỏ một phần dạ dày điều trị u dưới niêm dạ dày lần đầu tiên được thực hiện bởi Ohgami và cộng sự vào năm 1999. Đây là một phẫu thuật đơn giản, an toàn và đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, PTNS chỉ nhìn từ bên ngoài nên rất khó xác định vị trí u phát triển trong lòng dạ dày, vì vậy, điều này thường dẫn đến việc cắt bỏ nhiều hơn thành dạ dày làm biến dạng và tắc nghẽn lòng dạ dày. Ngoài ra, nhiều báo cáo cho thấy diện cắt còn tế bào u và tái phát sau phẫu thuật do không nhìn thấy được vị trí của u bên trong. Để khắc phục những vấn đề này, phương pháp kết hợp giữa nội soi (NS) và PTNS đã ra đời, và được áp dụng đầu tiên vào năm 2006 bởi Naoki Hiki và cộng sự hay còn gọi là kỹ thuật LECS (Laparoscopic endoscopic cooperative surgery). Hiện nay, kỹ thuật này không những được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản mà còn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện chưa có trung tâm hay bệnh viện nào đang áp dụng kỹ thuật này. Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp u dưới niêm dạ dày được điều trị thành công bằng kỹ thuật LECS tại Bệnh viện Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh nhằm ghi nhận những kinh nghiệm bước đầu thực hiện kỹ thuật này.


Từ khoá: phẫu thuật kết hợp giữa nội soi và phẫu thuật nội soi, u dưới niêm dạ dày, u mô đệm đường tiêu hoá


 


SUMMARY


LAPAROSCOPIC AND ENDOSCOPIC COOPERATIVE SURGERY (LECS) FOR RESECTION OF GASTRIC SUBEPITHELIAL TUMORS (SETS): REPORT OF TWO CASES


Laparoscopic partial gastrectomy of gastric gastrointestinal stromal tumor (GIST) was first introduced in 1999 by Ohgami et al. Later, this procedure has been widely used because of its simplicity and safety. However, a laparoscopic view from the serous surface alone often makes it difficult to accurately localize the tumors that develop in the gastric lumen, thus, it often results in a deeper and wider resection of the gastric wall, which can lead to gastric deformation and gastric outlet obstruction. In addition, there are several reports of positive resection margins and postoperative local recurrence due to lack of knowledge regarding the precise location of the lesion. For resolving these problems, the method of Laparoscopic endoscopic cooperative surgery (LECS) was first establised and applied in 2006 by Naoki Hiki et al. Nowadays, it has not been widely used in Japan but also used around the world. In Vietnam, there is no centers or hospitals that applied this technique so far. We reported 2 cases of gastric submucosal tumor which was successfully treated by LECS technique at Tam Anh Hospital in Ho Chi Minh City to acknowledge the initial experience in performing this technique.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hiki N, Yamamoto Y, Fukunaga T et al. Laparoscopic and endoscopic cooperative surgery for gastrointestinal stromal tumor dissection. Surg Endosc 2008; 22: 1729 35.
2. Ohgami M, Otani Y, Kumai K, Kubota T, Kim YI, Kitajima M (1999) Curative laparoscopic surgery for early gastric cancer: five years experience. World J Surg 23:187–192
3. Nunobe S et al. Successful application of laparoscopic and endoscopic cooperative surgery (LECS) for a lateral-spreading mucosal gastric cancer. Gastric Cancer. 2012;15(3):338-342
4. Goto O et al. New method of endoscopic full-thickness resection: A pilot study of nonexposed endoscopic wall-inversion surgery in an ex vivo porcine model. Gastric Cancer. 2011;14(2):183-187
5. Inoue H et al. Endoscopic mucosal resection, endoscopic submucosal dissection, and beyond: Full-layer resection for gastric cancer with non-exposure technique (CLEANNET). Surgical Oncology Clinics of North America. 2012;21(1): 129-140
6. Kikuchi S, Nishizaki M, Kuroda S, et al. Nonexposure laparoscopic and endoscopic cooperative surgery (closed laparoscopic and endoscopic cooperative surgery) for gastric submucosal tumor. Gastric Cancer. 2017; 20:553–7
7. Hon Chi Yip,1 Jun Liang Teh,1,2 Anthony Y. B. Teoh1 and Philip Chiu. Pure endoscopic resection versus laparoscopic assisted procedure for upper gastrointestinal stromal tumors: Perspective from a surgical endoscopist. Digestive Endoscopy 2023; 35: 184–194
8. Matsuda T, Hiki N, Nunobe S et al. Feasibility of laparoscopic and endoscopic cooperative surgery for gastric submucosal tumors (with video). Gastrointest Endosc 2016; 84: 47–52