ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM BẰNG KIM KHÂU XUYÊN QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG

Trần Quí Trung1,, Trần Đỗ Thanh Phong1, Nguyễn Văn Út2
1 Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bản chất thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em là do còn ống phúc tinh mạc. Với phương pháp điều trị đơn giản bằng cách khâu lỗ bẹn sâu hoàn toàn ngoài phúc mạc bằng kim xuyên qua da dưới hướng dẫn của phẫu thuật nội soi. Phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến cho các bệnh nhi thoát vị bẹn Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, ít tổn thương thừng tinh và bó mạch tinh hoàn. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn ở em được điều trị bằng kim khâu xuyên qua da dưới hướng dẫn phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên 68 bệnh nhi thoát vị bẹn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang từ năm 2021 – 2023. Kết quả: Trong 68 bệnh nhi thoát vị bẹn gián tiếp, có 59 (86,76%) nam, 9 (13,24%) nữ. Độ tuổi trung bình là 5,31 ± 4,06 tuổi. Có 61 (89,7%) trường hợp bệnh nhi vào viện vì khối phồng vùng bẹn bìu. Thăm khám sờ chạm khối thoát vị ở 53 (77,94%) trường hợp. Bệnh thường gặp ở bên phải hơn so với bên trái (65,67% so với 25,53%). Thời gian mổ trung bình là 6,13 ± 1,93 (phút) đối với trường hợp một bên và 9,65 ± 2,8 (phút) đối với trường hợp hai bên. Tất cả trường hợp đều không có tai biến trong mổ. Có 11,76% (8/68) các trường hợp phát hiện thoát vị đối bên. Sau mổ ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhi sưng vùng bìu (1,47%). Kết luận: Phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kim khâu xuyên qua da dưới hướng dẫn của nội soi nên được áp dụng một cách thường quy với kết quả tương đương và tốt hơn so với mổ mở. Các ưu điểm gồm: kỹ thuật đơn giản, thời gian mổ ngắn, kiểm tra được lỗ bẹn sâu hai bên, các vết mổ hầu như rất nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Việt Hoa, Phạm Quang Hùng, Vũ Hồng Tuân (2022) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn ở trẻ em có sử dụng kim xuyên qua da tự chế. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 510(1), 245-249.
2. Chen Y., Wang F., Zhong H. (2017), et al.A systematic review and meta-analysis concerning single-site laparoscopic percutaneous extraperitoneal closure for pediatric inguinal hernia and hydrocele.
3. Grosfeld, J. L., Minnick, K., Shedd, F., West, K. W., Rescorla, F. J., & Vane, D. W. (1991), Inguinal hernia in children: Factors affectingrecurrence in 62 cases. Journal of Pediatric Surgery, 26(3), 283–287
4. Michael W.L., Gauderer and Robert A. C. (2014), Hernias of the inguinal region. Operative Pediatric Surgery, 489-509
5. Nguyễn Lê Gia Kiệt, Võ Thị Ánh Trinh, và Nguyễn Văn Út (2023). Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn gián tiếp ở trẻ em bằng kim khâu xuyên qua da. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 73–80.
6. Takehara H., Ishibashi H., Satoh H. (2000), et al.Laparoscopic surgery for inguinal lesions of pediatric patients. In: Proceedings of the 7th World Congress of Endoscopic Surgery, 537-542
7. Lim J. M., Chang H. K., Park S. J. (2020) Laparoscopic Pediatric Inguinal Hernia Repair; Intracorporeal Purse-String Suture Using Needlescopic 2-mm Instruments. J Minim Invasive Surg, 23(1), 30-35.
8. Kulaylat Afif N., Martin Kathryn Lynn (2019). Pediatric Inguinal Hernia. Springer International Publishing. 517-520.
9. Esposito C., St. S. D. Peter, M. Escolino, D. Juang, A. Settimi (2014), “Laparoscopic versus open inguinal hernia repair in pediatric patients: A systematic review,” Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, vol. 24, no. 11, pp. 811-818.
10. Nguyen D. L. and Nguyen H. B. (2017), “Evaluation of the results of treatment of peritoneal peritoneal tubal disease with laparoscopic-assisted percutaneous peritoneal ligation in children,” Journal of Clinical Medicine, vol. 8, pp. 78-83.