HỆ THỐNG ỐNG TUỶ CHÂN RĂNG NHÓM RĂNG HÀM NHỎ THỨ NHẤT TRÊN CONEBEAM CT

Phạm Thị Tuyết Nga1, Lê Hoàng Anh2, Nguyễn Vinh Quang2, Trần Hậu Báu1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

nhóm răng hàm nhỏ thứ nhất ở người Việt Nam trên phim ConeBeam CT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 răng hàm nhỏ thứ nhất đã nhổ được thu thập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Răng hàm mặt Trường Đại Học Y Hà Nội (15 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và 10 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới), thời gian từ 8/2023 đến 5/2024. Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thực nghiệm không đối chứng, lựa chọn mẫu ngẫu nhiên theo tiêu chí cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu. Kết quả: Xét về số lượng chân răng, tỷ lệ răng một chân ở nhóm răng hàm trên là 60%, lớn hơn răng hai chân (40%). Sự chênh lệch này thể hiện rõ hơn ở nhóm răng hàm dưới với 80% răng 1 chân và 20% răng có 2 chân. Xét về số lượng ống tuỷ, ở nhóm răng hàm trên chỉ có duy nhất 1 răng có một ống tuỷ (6,7%), còn lại đều là răng có hai ống tuỷ (93,3%). Tỷ lệ này là như nhau ở nhóm răng hàm dưới. Theo phân loại Vertucci 1984, hình thái ống tuỷ ở nhóm răng hàm trên phổ biến nhất là loại I (đối với các răng có một chân) và loại V (đối với các răng có hai chân) và phần lớn là loại I ở nhóm răng hàm dưới. Khi khảo sát trên phim CTCB, khoảng cách giữa 2 ống tủy của RHN thứ nhất hàm trên dao động từ 2,98 ± 0,18 đến 3,42±0,39 và khoảng dao động này là từ 2,45±0,37 đến 3,58 ± 0,24 ở RHN thứ nhất hàm dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DDS IR, DDS JII. Ingle’s Endodontics. PMPH USA; 2019.
2. Schneider SW. A comparison of canal preparations in straight and curved root canals. Oral Surg Oral Med Oral Pathol. 1971;32(2):271-275. doi:10.1016/0030-4220(71)90230-1
3. Aljawhar AM, Ibrahim N, Abdul Aziz A, Ahmed HMA, Azami NH. Characterization of the root and canal anatomy of maxillary premolar teeth in an Iraqi subpopulation: a cone beam computed tomography study. Odontology. 2024; 112(2):570-587. doi:10.1007/s10266-023-00870-5
4. Root and Canal Morphology of Mandibular Premolar Teeth in a Kuwaiti Subpopulation: A CBCT Clinical Study - PubMed. Accessed May 27, 2024. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 33353914/
5. Vertucci FJ. Root canal morphology of mandibular premolars. J Am Dent Assoc. 1978; 97(1):47-50. doi:10.14219/jada.archive.1978.0443
6. CBCT evaluation of root canal morphology and anatomical relationship of root of maxillary second premolar to maxillary sinus in a western Chinese population - PubMed. Accessed May 27, 2024. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34284763/
7. Yang H, Tian C, Li G, Yang L, Han X, Wang Y. A cone-beam computed tomography study of the root canal morphology of mandibular first premolars and the location of root canal orifices and apical foramina in a Chinese subpopulation. J Endod. 2013;39(4): 435-438. doi:10.1016/j.joen. 2012.11.003
8. Cimilli H, Mumcu G, Cimilli T, Kartal N, Wesselink P. The correlation between root canal patterns and interorificial distance in mandibular first molars. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2006;102(2):e16-21. doi:10.1016/ j.tripleo.2005.11.015