SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TẾ BÀO TRÊN TẾ BÀO AGGER NASI ĐẾN TÌNH TRẠNG VIÊM XOANG TRÁN TRÊN PHIM CẮT LỚP VI TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MINH ĐỨC – BẾN TRE

Mai Võ Kim Thanh1,, Nguyễn Triều Việt2
1 Bệnh viện Minh Đức – Bến Tre
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấu trúc giải phẫu vùng xoang trán ngách trán tương đối phức tạp, phân loại giải phẫu xoang trán quốc tế (IFAC) ra đời cung cấp các mô tả rõ ràng hơn về vị trí và mối quan hệ giữa các tế bào (TB) ngách trán. Hiểu rõ mối liên hệ giữa các cấu trúc giải phẫu vùng xoang trán ngách trán và viêm xoang trán là cần thiết giúp cho việc can thiệp vùng này hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các TB ngách trán theo phân loại quốc tế (IFAC 2016), và tìm hiểu mối liên quan giữa các tế bào trên tế bào agger nasi ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang trán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên tất cả phim chụp cắt lớp vi tính mũi xoang của những bệnh nhân ≥ 20 tuổi tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Minh Đức – Bến Tre từ tháng 4/2023 đến tháng 2/2024. Kết quả: 308 phim chụp cắt lớp vi tính (600 xoang trán) được khảo sát. TB Agger nasi chiếm tỷ lệ cao nhất ở 94,3% trường hợp. Tỷ lệ hiện diện của các TB trên Agger, TB trên Agger trán, TB trên bóng, TB trên bóng trán, TB sàng trên ổ mắt và TB liên vách ngăn lần lượt là 37%, 12,8%, 40,3%, 14,2%, 8,7% và 8,5%. Sự hiện diện của các TB trên Agger nasi trán, TB trên bóng trán, TB sàng trên ổ mắt và TB vách liên xoang trán có liên quan đến sự phát triển của viêm xoang trán. Kết luận: Trong những trường hợp có hình ảnh viêm xoang trán cho thấy có sự xuất hiện của các TB ngách trán khí hóa vào trong xoang trán có thể gây viêm xoang trán. Khi các tế bào này xuất hiện có thể tác động đến sự dẫn lưu của xoang trán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hashimoto K, et al. (2017), Influence of opacification in the frontal recess on frontal sinusitis. The Journal of Laryngology & Otology, 131(7), pp. 620-626. ISSN: 0022-2151.
2. Ji Jun-feng, et al. (2014), Isolated frontal sinusitis treated using an anterior-to-ethmoidal bulla surgical approach. Cell biochemistry and biophysics, 70, pp. 1153-1157. ISSN: 1085-9195.
3. Johari Hafizah Husna, et al. (2018), A computed tomographic analysis of frontal recess cells in association with the development of frontal sinusitis. Auris Nasus Larynx, 45(6), pp. 1183-1190. ISSN: 0385-8146.
4. Kemal Özgür, et al. (2021), Frontal recess anatomy and frontal sinusitis association from the perspectives of different classification systems. B-ENT, 17(1), pp. 7-12. ISSN.
5. Kubat Gözde Orhan and Özkan Özen (2023), Frontal Recess Morphology and Frontal Sinus Cell Pneumatization Variations on Chronic Frontal Sinusitis. B-ENT, 19(1), pp. 2-8. ISSN: 1781-782X.
6. Lai Wen-Sen, et al. (2014), The association of frontal recess anatomy and mucosal disease on the presence of chronic frontal sinusitis: a computed tomographic analysis. Rhinology, 52(3), pp. 208-214. ISSN: 0300-0729.
7. Otto Kristen J and John M DelGaudio (2010), Operative findings in the frontal recess at time of revision surgery. American journal of otolaryngology, 31(3), pp. 175-180. ISSN: 0196-0709.
8. Peter John Wormald (2003), The agger nasi cell: the key to understanding the anatomy of the frontal recess. Otolaryngology—Head and Neck Surgery, 129(5), pp. 497-507. ISSN: 0194-5998.
9. Pham Huu Kien, et al. (2021), Multiplanar computed tomographic analysis of frontal cells according to international frontal sinus anatomy classification and their relation to frontal sinusitis. Reports in Medical Imaging, pp. 1-7. ISSN: 1179-1586.
10. Seth N, et al. (2020), Computed tomographic analysis of the prevalence of International Frontal Sinus Anatomy Classification cells and their association with frontal sinusitis. The Journal of Laryngology & Otology, 134(10), pp. 887-894. ISSN: 0022-2151.