MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẦM MÁU MŨI TẠI BỆNH VIỆN E

Hà Phương Thảo1,, Nguyễn Lê Hoa2
1 Bệnh viện E
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân chảy máu mũi. Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi cầm máu mũi. Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu mũi và được điều trị nội soi cầm máu mũi tại bệnh viện E. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Chảy máu mũi  thường gặp ở lứa tuổi >60 và ở nam nhiều hơn nữ, với tỉ lệ nam/ nữ là 1.4/1. Chủ yếu chảy máu mũi mức độ vừa (53.6%) và chảy máu mũi trước (67.9%). Điểm chảy máu phát hiện trên phẫu thuật nội soi: nhiều nhất ở vách ngăn, tiếp theo là khe mũi dưới. Kết quả nội soi cầm máu mũi: có 1 bệnh nhân chảy máu tái phát phải cầm máu lại, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật 4.8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cầm máu mũi là phương pháp điều trị hiệu quả cao, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Hà, Vũ Mạnh Cường (2024). Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi cầm máu mũi tại bệnh viện tai mũi họng trung ương. Tạp chí y học Việt Nam, 534(1B), 33-39.
2. Quản Thành Nam, Đỗ Lan Hương (2022). Kết quả điều trị chảy máu mũi bằng phẫu thuật nội soi đông điện tại bệnh viện quân y 103. Journal of Military pharmaco-medicine, 47(7), 109-116.
3. Max Kallenbach, Andreas Dittberner, et al (2020). Hospitalization for epistaxis: a population-based healthcare research study in Thuringia, Germany. Eur Arch Otorhinolaryngol, 277(6), 1659–1666.
4. Yuji Ando, Jiro Limura, et al (2014). Risk factors for recurrent epistaxis: importance of initial treatment. Auris Nasus Larynx, 41(1):41-5.
5. Alper Yuksel, Hanifi Kurtaran, et al (2014). Epistaxis in geriatric patients. Turk J Med Sci, 44(1), 133-136.
6. Jing Zhang, Luhong Cao, et al (2017). Randomized controlled trial comparing Nd:YAG laser photocoagulation and bipolar electrocautery in the management of epistaxis. Lasers Med Sci, 32(7), 1587-1593.