ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA XQUANG TRƯỚC PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG ĐÒN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT XƯƠNG BÊN TRONG

Nguyễn Ảnh Sang1,2,
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát, đánh giá độ chính xác của hình ảnh Xquang (XQ) xương đòn trước phẫu thuật trong điều trị gãy kín thân xương đòn bằng phương pháp kết hợp xương (KHX) bên trong. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu (NC) tiến cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2024 trên 169 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán gãy kín thân xương đòn được KHX bên trong tại Bệnh viện Quân y 175. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình của đối tượng NC là 40,11 ± 14,93, với 31,95% là BN nữ và 68,05% là BN nam. Gãy xương có mảnh rời chiếm 65,1%, di lệch chủ yếu là kiểu chồng ngắn chiếm 67,5%. Có 32/169 BN lúc phẫu thuật phát hiện số mảnh rời thay đổi nhiều hơn so với XQ ban đầu, trong đó có 31/32BN thay đổi đánh giá phân loại ổ gãy theo phân loại AO (Hiệp hội nghiên cứu kết hợp xương bên trong), và có 10/32 trường hợp phải thay đổi phương pháp phẫu thuật. Kết quả của NC này cho thấy chẩn đoán XQ xương đòn không phải lúc nào cũng mô tả đúng tính chất phức tạp của ổ gãy. Trong thực tế lâm sàng, bác sĩ phẫu thuật nên lưu ý, dự tính các phương pháp bổ sung thay thế và tư vấn cho BN các trường hợp có thể xảy ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Phúc (2022) Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu ngoài xương đòn bằng nẹp vít khóa đa hướng, Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y khoa Pham Ngọc Thạch.
2. Andermahr J., M. McKee, Nam D. (2024) Clavicle fractures, https://surgeryreference. aofoundation.org/orthopedic-trauma/adult-trauma/clavicle-fractures,
3. Nguyễn Văn Phước, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Tấn Khai, et al. (2015) Kết quả điều trị gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp tạo hình chữ S tại bệnh viện Trưng Vương. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 19 (5): 46-50.
4. Jubel A., Özel G., Herbst H., et al. (2024) Reliability of preoperative conventional X-ray diagnostics for multifragmentary midclavicular fractures - a retrospective cohort study. Eur J Trauma Emerg Surg.
5. Shuster M., Abu-Laban R. B., Boyd J., et al. (2003) Prospective evaluation of clinical assessment in the diagnosis and treatment of clavicle fracture: Are radiographs really necessary? Cjem. 5 (5):309-313.
6. Landine J., McGraw R., Pickett W. (2001) Clinical diagnosis of clavicle fractures: a pilot study. Cjem. 3 (2):95-98.