GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI JNET TRONG TIÊN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TÂM ANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đặng Lê Bích Ngọc1,, Phạm Hữu Tùng1, Đỗ Minh Hùng1, Trần Thanh Bình1, Nguyễn Phước Lâm1, Hồ Thị Bích Thủy1, Hoàng Lạc Long1, Lê Thị Bích Ngọc1, Ngô Dương Tuấn Vũ1, Nguyễn Ngọc Lai1, Trần Thường Duy1, Trần Văn Tựu1, Phan Thị Ngọc Diệp1, Phùng Đức Tiến1, Hồ Quang Phú1, Phạm Công Khánh1
1 Bệnh viện Tâm Anh Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc dự đoán được mô bệnh học polyp đại trực tràng chính xác sẽ giúp ích nhiều trong việc quyết định thái độ xử trí của bác sĩ (BS) nội soi (NS). Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phân loại JNET với NS dải băng tần hẹp (NBI) có phóng đại (M) có giá trị trong ứng dụng lâm sàng. Tuy nhiên, chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Do khó khăn trong việc trang bị hệ thống NS có NBI-M và BS được đào tạo về phân loại JNET nên số liệu báo cáo tại Việt Nam còn khiêm tốn. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu (NC) này tại Đơn vị NS thuộc Trung tâm NS và Phẫu thuật NS tiêu hóa (TTNS&PTNSTH), Bệnh viện Đa Khoa (BV) Tâm Anh Tp Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên đoán mô bệnh học (MBH) của phân loại JNET với NS dải băng tần hẹp có phóng đại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: NC quan sát, mô tả cắt ngang trên 401 bệnh nhân với 456 polyp được thực hiện NS đại trực tràng (ĐTT) với hệ thống máy soi Olympus EVIS X1 CV-1500 có NBI (Narrow Banding Imaging), chế độ phóng đại (M) và ống soi ĐT CF-EZ1500DL tại Đơn vị NS thuộc TTNS&PTNSTH, BV Đa Khoa Tâm Anh Tp Hồ Chí Minh từ 1/11/2023 đến 31/01/2024. Số liệu được lưu trữ và xử lý trên Excel và SPSS 25.0. Kết quả: Có 87% polyp phát hiện ở tuổi ≥40, trong đó độ tuổi 40-50 chiếm 21,9%. Tỷ lệ JNET 1, JNET 2A, JNET 2B, JNET 3 tương ứng là 12,1%; 85,5%; 1,5%; 0,9%. Độ nhạy (ĐN), độ đặc hiệu (ĐĐH) của phân loại JNET tương ứng với JNET 1 là 80% và 98,3%; JNET 2A là 98,1% và 75,6%; JNET 2B là 45,5% và 99,5%; JNET 3 là 66,7% và 100%. ĐĐH trong việc phân biệt u tân sinh ác tính với u tân sinh lành tính và phân biệt ung thư xâm lấn sâu (SM-D) với các u tân sinh khác đều là 100%. Kết luận: Phân loại JNET với hệ thống NS NBI-M có độ nhạy và đặc hiệu cao trong việc dự đoán MBH polyp đại trực tràng. Từ đó giúp BS có thái độ xử trí polyp đúng đắn mà không cần đợi kết quả MBH, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của người bệnh, hạn chế các phẫu thuật (PT) không cần thiết. Do đó, phân loại JNET nên được áp dụng rộng rãi và thường quy trong tất cả các bệnh nhân NS đại trực tràng tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. Hein, “Diagnostic accuracy of Narrow Band Imaging colonoscopic findings on colorectal polyps and tumours by using JNET classification,” 2022.
2. S. Kobayashi et al., “Diagnostic yield of the Japan NBI Expert Team (JNET) classification for endoscopic diagnosis of superficial colorectal neoplasms in a large-scale clinical practice database,” United Eur. Gastroenterol. J., vol. 7, no. 7, pp. 914–923, Aug. 2019, doi: 10.1177/ 2050640619845987.
3. Y. Koyama et al., “Diagnostic efficacy of the Japan NBI Expert Team classification with dual-focus magnification for colorectal tumors,” Surg. Endosc., vol. 36, no. 7, pp. 5032–5040, Jul. 2022, doi: 10.1007/s00464-021-08863-7.
4. K. Sumimoto et al., “Diagnostic performance of Japan NBI Expert Team classification for differentiation among noninvasive, superficially invasive, and deeply invasive colorectal neoplasia,” Gastrointest. Endosc., vol. 86, no. 4, pp. 700–709, Oct. 2017, doi: 10.1016/ j.gie.2017.02.018.
5. D. Hirata et al., “Effective use of the Japan Narrow Band Imaging Expert Team classification based on diagnostic performance and confidence level,” World J. Clin. Cases, vol. 7, no. 18, pp. 2658–2665, Sep. 2019, doi: 10.12998/ wjcc.v7.i18.2658.
6. Nhân L. Q. et al., “nghiên cứu giá trị của phân loại jnet trong tiên đoán mô bệnh học polyp đại trực tràng,” Tạp Chí Học Việt Nam, vol. 525, no. 1B, Art. no. 1B, Apr. 2023, doi: 10.51298/vmj.v525i1B.5037.
7. Y. Sano et al., “Narrow-band imaging (NBI) magnifying endoscopic classification of colorectal tumors proposed by the Japan NBI Expert Team,” Dig. Endosc., vol. 28, no. 5, pp. 526–533, 2016, doi: 10.1111/den.12644.
8. H. Kanao et al., “Clinical significance of type VI pit pattern subclassification in determining the depth of invasion of colorectal neoplasms,” World J. Gastroenterol. WJG, vol. 14, no. 2, pp. 211–217, Jan. 2008, doi: 10.3748/wjg.14.211.