KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỘ MẪU HUYẾT THANH ĐÔNG KHÔ CHỨA THÔNG SỐ K+ VÀ CA++ ỨNG DỤNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM HÓA SINH

Trần Nhật Nguyên1, Lê Thanh Tùng1, Văn Hy Triết1, Nguyễn Tiến Huỳnh1, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Lê Văn Chương1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát độ đồng nhất và ổn định của bộ mẫu huyết thanh đông khô với 2 thông số K+ (Ion Potassium) và Ca++ (Ion Calcium) bổ sung cho chương trình ngoại kiểm Hoá sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên bộ mẫu ngoại kiểm huyết thanh đông khô có chứa thông số K+ và Ca++. Đánh giá tính đồng nhất của các mẫu trong bộ mẫu, nồng độ của các thông số đánh giá giữa các mẫu đảm bảo đồng nhất khi ss≤0,3ϭpt. Đánh giá độ ổn định sau khi hoàn nguyên mẫu, độ ổn định bảo quản theo thời gian và trong các điều kiện lưu trữ khác nhau của bộ mẫu sau sản xuất, bộ mẫu đảm bảo đạt độ ổn định tại thời điểm đánh giá khi |y̅i – y̅1| ≤ 0,3ϭpt. Kết quả: Thực hiện sản xuất thành công 2 bộ mẫu huyết thanh đông khô chứa thông số K+ và Ca++ với lô A có nồng độ trong giới hạn bình thường lần lượt là 3.25 mmol/L; 1.25 mmol/L, lô B có nồng độ K+ và Ca++ ở mức cao lần lượt là 5,85 mmol/L; 1.42 mmol/L. Cả hai lô mẫu ngoại kiểm đều đảm bảo tính đồng nhất về nồng độ giữa các mẫu, đạt ổn định sau hoàn nguyên trong phòng xét nghiệm tới 24h ở mức nhiệt độ: 20ºC đến 28ºC. Đồng thời, 2 lô mẫu còn đạt độ ổn định trong bảo quản tới 1 tháng ở các mức các mức nhiệt độ 2 đến 8ºC, -20ºC và -80ºC. Kết luận: Nghiên cứu đã bổ sung 2 thông số điện giải đồ  cho bộ mẫu ngoại kiểm hoá sinh ở 2 mức nồng độ đạt tính đồng nhất và độ ổn định, đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn ISO 13528:2022 dành cho nhà cung cấp chương trình đánh giá độ thành thạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Vũ Văn Quý, Lê Hữu Lộc (2022) “So sánh kết quả xét nghiệm điện giải đồ trên hệ thống máy phân tích khí máu và hóa sinh tự động” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 64, tháng 5 năm 2022.
2. Clinical and Laboratory Standard Institute (CLSI) (2010). “Clinical Chemistry Techniques Principles Correlations” tái bản lần thứ 6, tr.333
3. International Standard ISO 13528:2022: “Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison”.
4. Y. Shimizu and K. Ichihara (2019) “Elucidation of stability profiles of common chemistry analytes in serum stored at six graded temperatures” Clin. Chem. Lab. Med., vol. 57, no. 9, pp. 1388–1396, doi: 10.1515/cclm-2018-1109.
5. Trần Hữu Tâm, Trương Quân Thụy, Vũ Đình Dũng và cộng sự (2021). “Thiết lập khoảng nồng độ của sáu thông số thường quy AST, ALT, cholesterol, triglyceride, glucose và protein trong chế tạo mẫu ngoại kiểm hóa sinh” Tạp chí y học Việt Nam; tập 506 Số 2
6. Vũ Quang Huy, Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2017). “Xây dựng quy trình ngoại kiểm thử nghiệm sản xuất mẫu huyết thanh ứng dụng trong ngoại kiểm hóa sinh". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề Điều dưỡng Kỹ thuật y học; 21 (5), tr. 210-215.
7. Kafui C. Kouassi1, và cộng sự (2022): “The Togo national proficiency test pilot programme forbasic clinical chemistry tests” trên Tạp chí African Journal of Laboratory Medicine.
8. Rixin Jamtsho (2013): “Stability of Lyophilized Human Serum for Use as Quality Control Material in Bhutan” của tổ chức Association of Clinical Biochemists of India.