NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, VÀ TÌNH HÌNH TUÂN THỦ CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Nguyễn Thị Loan1, Lê Thị Thuận1, Bùi Thị Ánh1, Nguyễn Thị Nhung1, Vũ Xuân Thắng1, Nguyễn Đình Dũng2, Mai Thanh Bình1,
1 Bệnh viện TWQĐ 108
2 Bệnh viện Dệt May

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, hay tái phát. Điều trị bệnh này phức tạp, và phụ thuộc nhiều vào sự tuân thủ điều trị của người bệnh, tuy nhiên sự tuân thủ điều trị và tái khám của bệnh nhân chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát đặc điểm của bệnh nhân VLDDTT, và thực trạng tuân thủ điều trị của họ tại bệnh viện TWQĐ 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 356 bệnh nhân VLDDTT có triệu chứng lâm sàng được chọn ngẫu nhiên dựa vào kết quả nội soi và hồ sơ khám ngoại trú, từ 8/2023 đến 5/2024. Bệnh nhân tuân thủ điều trị khi điểm MMAS-8 ≥ 6 điểm, và tuân thủ tái khám khi có tái khám trong vòng 12 tuần. Các chỉ số chung (tuổi, giới), kinh tế xã hội (nghề nghiệp, bảo hiểm y tế…) và đặc điểm lâm sàng (viêm, loét và nguyên nhân bệnh) được ghi nhận và phân tích thống kê. Kết quả: Tuổi trung bình 51,4 ± 12,8 tuổi; Nam/Nữ 2/1; Trong nhóm nghiên cứu, 69,1% có tiền sử VLDDTT, 86% kèm theo bệnh lý mạn tính và 14,9% sống một mình; Đồng thời, 53,4% người bệnh có học vấn đại học trở lên, 40,2% bộ đội/công chức, và 54,2% sống và làm việc ở Hà Nội. Có 175/356 bệnh nhân điều trị dịch vụ. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đầy chướng bụng (56,7%), đau bụng (49,4%) và rối loạn tiêu hóa (34,8%); với tổn thương viêm loét chủ yếu ở dạ dày (97,8%); nguyên nhân chủ yếu do rượu bia (39,3%) và vi khuẩn Helicobacter Pylori (33,1%). Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 87,6%, với điểm MMA-8 trung bình là 7,67 ± 0.53. Ngược lại, tỷ lệ tái khám là 39,9%, với nguyên nhân chủ yếu trì hoãn tái khám là bệnh ổn định (84,6%). Kết luận: Người bệnh VLDDTT có ý thức tuân thủ điều trị thuốc cao, nhưng tỷ lệ tái khám còn thấp do thấy bệnh ổn định sau điều trị. Cần có những biện pháp tuyên truyền lợi ích của kiểm tra bệnh sau điều trị, nhằm tối ưu hiệu quả điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Đặng Phương Chi, et al., Sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng. Tạp chí Y học công cộng, 2021. 63(02): p. 16-21.
2. Đào Nguyên Khải, Vũ Văn Khiên, Phạm Thị Thu Hồ, Nguyên nhân, mức độ và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu tiêu hóa. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2018. 13(08).
3. Đỗ Thị Hiến, Phạm Trường Sơn, Lê Thị Bình, Đánh giá sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2020. 15(Số đặc biệt tháng 11).
4. Lê Thị Xuân Thảo, et al., Tuân thủ điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2017. 21(02).
5. Nguyễn Thị Loan, et al., Đánh giá không tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2021. 16(3): p. 148-153.
6. Trần Ngọc Huy, Phạm Việt Mỹ, Lê Hữu Phước, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình hình tuân thủ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đại học y dược Shing mark. Tạp chí Y học Việt Nam, 2024. 535(02): p. 137-140.
7. Eusebi, L.H., R.M. Zagari, F. Bazzoli, Epidemiology of Helicobacter pylori infection. Helicobacter, 2014. 19 Suppl 1: p. 1-5.
8. Morisky, D.E., et al., Predictive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting. J Clin Hypertens (Greenwich), 2008. 10(5): p. 348-54.
9. WHO, Methods and data sources for global burden of disease estimates. Geneva: World Health Organization, 2020.