KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Nguyễn Thế Tài1,, Nguyễn Thảo Vân2
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn xử lý cảm giác và khảo sát một số yếu tố liên quan ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 75 bệnh nhi rối loạn phổ tự kỷ điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 08/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: Rối loạn xử lý cảm giác thính giác chiếm tỷ lệ cao nhất (81,3%), trong khi rối loạn cảm giác nhận cảm bên trong ít gặp nhất (20%). Nguy cơ mắc rối loạn cảm giác xúc giác ở trẻ dưới 24 tháng cao hơn 8,17 lần so với trẻ trên 36 tháng (OR = 8,17; 95% CI: 1,42–47,02), và thấp hơn 0,21 lần ở trẻ có rối loạn ăn uống (OR = 0,21; 95% CI: 0,05–0,79). Nguy cơ mắc rối loạn cảm giác tiền đình ở trẻ dưới 24 tháng cao hơn 13,13 lần so với trẻ trên 36 tháng (OR = 13,13; 95% CI: 1,92–89,52) và cao hơn 5,09 lần so với trẻ 24-36 tháng (OR = 5,09; 95% CI: 1,04–24,86), và thấp hơn 0,15 lần ở trẻ có rối loạn ăn uống (OR = 0,15; 95% CI: 0,03–0,71). Nguy cơ mắc rối loạn cảm giác thị giác ở trẻ có rối loạn ăn uống thấp hơn 0,24 lần (OR = 0,24; 95% CI: 0,07–0,82). Nguy cơ mắc rối loạn cảm giác vị giác ở nam cao hơn nữ 4,79 lần (OR = 4,79; 95% CI: 1,10–23,93). Nguy cơ mắc rối loạn cảm giác khứu giác ở trẻ có rối loạn hành vi cao hơn 4 lần (OR = 4,00; 95% CI: 1,37–11,65). Không tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn xử lý cảm giác với mức độ nặng của rối loạn phổ tự kỷ (p > 0,05). Kết luận: Rối loạn xử lý cảm giác thính giác là phổ biến nhất ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trong khi rối loạn cảm giác nhận cảm bên trong ít gặp nhất. Nguy cơ mắc các rối loạn cảm giác khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi độ tuổi chẩn đoán, giới tính và tình trạng rối loạn ăn uống hoặc hành vi. Không tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn xử lý cảm giác với mức độ nặng của rối loạn phổ tự kỷ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Baio J, Wiggins L, Christensen DL, et al. Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years - Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States, 2014. Morb Mortal Wkly Rep Surveill Summ Wash DC 2002. 2018;67(6):1-23. doi:10.15585/mmwr.ss6706a1
2. Le Couteur A, Rutter M, Lord C, et al. Autism diagnostic interview: a standardized investigator-based instrument. J Autism Dev Disord. 1989;19(3):363-387. doi:10.1007/BF02212936
3. Lord C. Follow-Up of Two-Year-Olds Referred for Possible Autism. J Child Psychol Psychiatry. 1995;36(8): 1365-1382. doi:10.1111/j.1469-7610.1995. tb01669.x
4. Osório JMA, Rodríguez-Herreros B, Richetin S, et al. Sex differences in sensory processing in children with autism spectrum disorder. Autism Res Off J Int Soc Autism Res. 2021;14(11):2412-2423. doi:10.1002/aur.2580
5. Jk K, Mh T, Cr G, et al. The pattern of sensory processing abnormalities in autism. Autism Int J Res Pract. 2006;10(5). doi:10.1177/ 1362361306066564
6. Novakovic N, Milovancevic MP. THE RELATIONSHIP BETWEEN SENSORY PROCESSING AND ANXIETY ON CARS SCALE IN AUTISM SPECTRUM DISORDER. :12. https://scindeks-clanci. ceon. rs/data/pdf/0350-2538/2015/0350-25381502139N.pdf
7. Brang D, Ramachandran VS. Olfactory bulb dysgenesis, mirror neuron system dysfunction, and autonomic dysregulation as the neural basis for autism. Med Hypotheses. 2010;74(5):919-921. doi:10.1016/j.mehy.2008.11.048
8. Cermak SA, Curtin C, Bandini LG. Food selectivity and sensory sensitivity in children with autism spectrum disorders. J Am Diet Assoc. 2010;110(2): 238-246. doi:10.1016/ j.jada.2009.10.032