ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP MỔ LẤY THAI THEO YÊU CẦU Ở THAI PHỤ ĐƯỢC QUẢN LÝ THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU NĂM 2023-2024

Nguyễn Thể Tần1,, Huỳnh Ngọc Linh1, Ngũ Quốc Vĩ2, Trần Quang Khoá3
1 Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Sở Y tế Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản về mổ lấy thai theo yêu cầu ở các thai phụ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trước-sau trên 295 thai phụ, được quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi. Khảo sát tỉ lệ mổ lấy thai theo yêu cầu, kiến thức và thái độ trước và sau can thiệp. Kết quả: Sau can thiệp tỷ lệ mổ lấy thai theo yêu cầu trước can thiệp 36,95% giảm còn 26,44% sau can thiệp, chỉ số ARR=10,51 và NNT=9,51. Kết quả còn cho thấy có tăng tỷ lệ kiến thức, thái độ đúng sau can thiệp, kiến thức đúng từ 29,83% tăng lên 37,63%; thái độ đúng 41,02% tăng lên 53,22%. Các yếu tố làm giảm chênh lệch mổ lấy thai theo yêu cầu: cư trú thành thị, thái độ, kiến thức đúng với OR lần lượt là 0,31 KTC95%[0,17-0,55];0,22 KTC95%[0,13-0,39] và 0,51 KTC95%[0,31-0,83] các yếu tố làm tăng chênh lệch là thai phụ lớn tuổi, thu nhập cao, bé trước mổ lấy thai với OR 1,44 KTC95%[1,12-1,85]; 1,57 KTC95%[1,14-2,17] và 6,01 KTC95%[3,69-9,78].  Kết luận: Biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai theo yêu cầu, tăng tỉ lệ thai phụ có kiến thức, thái độ đúng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Catling-Paull C, Johnston R, Ryan C, Foureur MJ, (2011), “Non-clinical interventions that increase the uptake and success of vaginal birth after caesarean section: a systematic review”, J Adv Nurs, pp: 1662–1676.
2. Chen I, Opiyo N, Tavender E, Mortazhejri S, Rader T, Petkovic J, et al (2018), “Non-clinical interventions for reducing unnecessary caesarean section”, Cochrane Database Syst Rev, doi.org/10.1002/14651858.
3. Farideh Moradi, Aidin Aryankhesal, Mohammad Heidari, Ali Soroush (2019), “Interventions in Reducing Caesarean Section in the World: A Systematic Review”, Malays J Med Sci, 26(5); pp: 21–37.
4. Mahboubeh Shirzad, (2020), “Effect of “motivational interviewing” and “information, motivation, and behavioral skills” counseling interventions on choosing the mode of delivery in pregnant women: a study protocol for a randomized controlled trial”, Trial, 21, e:970.
5. Sedigheh Sheidaei, Jafarnejad F, Mohammad Zadeh F, Taji Heravi A (2019), “The Effect of Peer Education on Pregnant Women's Choosing Mode of Delivery”, Journal of Midwifery and Reproductive Health, 7(4); pp: 1880-1887.
6. WHO (2018) “Recommendations non-clinical interventions to reduce unnecessary caesarean sections”, ISBN 978-92-4-155033-8.
7. Yunhui Tang, et al (2020), “Promotion of Pre-natal Education Courses Is associated With Reducing the Rates of Caesarean Section: A Case-Control Study”, Public Health, doi: 10.3389/fpubh.666337.