KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Đinh Vũ Ngọc Ninh1,, Nguyễn Xuân Trung1, Đặng Trần Khang1, Trịnh Văn Nhân1
1 Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích điều trị tại bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 163 bệnh nhân chẩn đoán hội chứng ruột kích thích điều trị tại Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 06/2022 đến tháng 03/2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam là 58,3%. Nhóm tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,2%. Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng là 55,7 ± 15,7. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc rối loạn lo âu giữa nhóm có trình độ CĐ, ĐH, SĐH và nhóm tiểu học, trung học; hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị, sợ đặc hiệu. Trình độ học vấn tiểu học và trung học; hiểu về bệnh chưa rõ, tuân thủ điều trị chưa tốt, sợ đặc hiệu làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Có mối tương quan thuận giữa điểm Halmiton và thời gian xuất hiện triệu chứng rối loạn lo âu. Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa thời gian xuất hiện triệu chứng rối loạn lo âu và điểm Halmiton . Kết luận: Các yếu tố liên quan rối loạn lo âu ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích gồm trình độ học vấn thấp hơn, thời gian được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích kể từ lần đầu ngắn hơn, hiểu biết về bệnh chưa rõ, tuân thủ điều trị chưa tốt, có kèm theo nỗi sợ đặc hiệu. Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa thời gian xuất hiện triệu chứng rối loạn lo âu và thang điểm Hamilton

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oka P. et al. (2020), "Global prevalence of irritable bowel syndrome according to Rome III or IV criteria: a systematic review and meta-analysis", Lancet Gastroenterol Hepatol.
2. Hannah R. et al. (2019), "Mental Health", Our World in Data.
3. Managing Stress and Anxiety (2018), Anxiety and Depression Association of America, https://adaa.org/living-with-anxiety/managing-anxiety, ngày truy cập 31-10-2019.
4. Anbardan S. J. et al. (2012), "Gender Role in Irritable Bowel Syndrome: A Comparison of Irritable Bowel Syndrome Module (ROME III) Between Male and Female Patients", J Neurogastroenterol Motil. 18 (1), pp. 70-77.
5. Nguyễn Tiến Dũng (2014), Đánh giá hội chứng ruột kích thích bằng bài bổ thổ trung phương thể tỳ dương hư, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), Khảo sát tỉ lệ rối loạn lo âu lan tỏa và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.