THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN: KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 5 ĐO HUYẾT ÁP CỦA HỘI TĂNG HUYẾT ÁP QUỐC TẾ TỪ 2017-2020 TẠI NGHỆ AN

Cao Trường Sinh1,, Hoàng Thị Cúc1
1 Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp, tỷ lệ người tăng huyết áp được điều trị, tỷ lệ người có huyết áp đạt mục tiêu và tỷ lệ người được đo huyết áp trong 12 tháng gần đây trong 4 năm từ 2017-2020. Đối tượng và phương pháp: Người dân từ 18 tuổi trở lên bao gồm 2 giới, kể cả những người đang được điều trị huyết áp. Tổng số được khám sàng lọc là: 10260 người. Tất cả người dân trước khi đo không dùng các chất kích thích, không vận động mạnh, được nghỉ ngơi trước khi đo tối thiểu 5 phút, sau đó được đo huyết áp ở tư thế ngồi, đo 3 lần cách nhau 1 phút, lấy trung bình. Phòng đo thoáng mát nhiệt độ xung quanh 300C. Người đo được tạp huấn kỹ về phương pháp đo và cách ghi chép kết quả. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp chung trên dân số nghiên cứu là 29.2% (trung bình 3 lần đo: 22.0% huyết áp đạt mục tiêu 7.2%). Tỷ lệ tăng huyết áp giảm dần theo lần đo (đo lần 1: 34.1%; lần 2: 19.1 %; lần 3: 16.3%). Tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu đơn độc là 45.0% Tỷ lệ người tăng huyết áp được điều trị là 44.8%. Tỷ lệ người đạt huyết áp mục tiêu trên tổng số người tăng huyết áp là 39.3%. Tỷ lệ người đạt mục tiêu trên số người dùng thuốc tăng huyết áp chiếm 73.5%. Tỷ lệ người được đo huyết áp trong 12 tháng gần đây chỉ có 55.4%. Kết luận: gần 1/3 dân số người từ 18 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Tỷ lệ người được dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đang chiếm tỷ lệ thấp (44.8%). Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên số người tăng huyết áp còn thấp. Mới chỉ có hơn một nửa đối tượng tham gia nghiên cứu được đo huyết áp trong 12 tháng gần đây

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Neil Poulter et al (2020), May Measurement Month 2018: results of blood pressure screening from 41 countries, European Heart Journal Supplement (2020) 22 H1-H4.
2. Patricia et al (2004), Worldwide prevalance of hypertension: a systematic revieew, Journal of hypertension; 22; 11-19.
3. Katherine et al (2016), Global Disparities of Hypertension Prevalance and Control, Circulation ; 134;441-450.
4. Anuj Maheshwari et al (2020), May Measuement Month 2018: an analysis of blood pressure screening campaign result in India, European Heart Journal Supplement 2020, H62-H65
5. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2016), Khuyến cáo 2016 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn, NXB Y học 2016.
6. János Nemcsik et al (2021), May Measurement Month 2019: an analysis of blood pressure screening results from Hungary, European Heart Journal Supplement(2021) 23: 870-872.
7. Nguyễn Lân Việt (2011), Tăng huyết áp- vấn đề cần được quan tâm hơn, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tăng huyết áp.
8. Shiwani Mahajan, Fang Feng, Shuang Hu, et al (2020), Assessment of Prevalence, Awareness, and Characteristics of Isolated Systolic Hypertension Among Younger and Middle-Aged Adults in China ,JAMA Network Open. 2020;3(12): e209743. doi: 10.1001/ jamanetworkopen. 2020.9743
9. Nguyễn Thanh Bình (2017), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người Khmer tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tr 65-76.