MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THAI SINH SỐNG SAU THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 – 2020

Vũ Xuân Tùng1,, Nguyễn Công Trình1, Vũ Thị Lệ Hiền1, Ngô Thị Thục Nhàn1
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thai sinh sống sau thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2019 – 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, thu thập bệnh án của các bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ các trường hợp thai sinh sống là 40,3%, tỷ lệ các trường hợp thất bại là 59,7%. Tỷ lệ có thai sinh sống với tuổi mẹ trước 35 là 80,1%, sau 35 là 19,9%. Tỷ lệ thai sinh sống ở các nhóm bệnh nhân có AMH thấp, trung bình và cao lần lượt là 4,7%, 15,6% và 20,0%. Ngoài ra, tỷ lệ thai sinh sống ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi tươi là 27,4%, ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi trữ đông là 48,1%. Kết luận: Có mối liên quan giữa các yếu tố trong thụ tinh trong ống nghiệm và tỷ lệ thai sinh sống, trong đó: tuổi mẹ dưới 35 tuổi cao hơn tỷ lệ thai sinh sống của mẹ trên 35 tuổi; tỷ lệ thai sinh sống cao nhất ở nhóm bệnh nhân có nồng độ AMH cao; và tỷ lệ thai sinh sống của chuyển phôi trữ đông cao hơn gấp 2,4 lần so với chuyển phôi tươi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vương Thị Ngọc Lan và Võ Minh Tuấn. Giá trị của AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng kém với kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm. Tạp chí nghiên cứu y học.2014; 87:15-19.
2. Nguyễn Viết Tiến, Đào Xuân Hiền. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội. 2009.
3. Hồ Mạnh Tường, Đặng Quang Vinh, Vương Thị Ngọc Lan, và cs. Thụ tinh trong ống nghiệm, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố HCM. 2020; 17-19.
4. Aflatoonian A, Mansoori Moghaddam F, Mashayekhy M et al. Comparison of early pregnancy and neonatal outcomes after frozen and fresh embryo transfer in ART cycles. J Assist Reprod Genet. 2010; 27 (12): 695-700.
5. Pan Y, et al. Major factors affecting the live birth rate after frozen embryo transfer among young women. Frontiers in medicine. 2020; 7:94.
6. Saket Z., Källén K., Lundin, K., Magnusson, Å. Cumulative live birth rate after IVF: trend over time and the impact of blastocyst culture and vitrification. Human reproduction open. 2021; (3):hoab021
7. Shi Yuhua, et al. Transfer of fresh versus frozen embryos in ovulatory women. New England Journal of Medicine. 2018; 378(2): 126-136.
8. Zhang B., Meng Y., Jiang X., et al. IVF outcomes of women with discrepancies between age and serum anti-Müllerian hormone levels. Reprod Biol Endocrinol. 2019; 17(1): 58