TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG THẬN CẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN MẤT BÙ CẤP

Bùi Như Quỳnh1,, Trần Viết An1, Bùi Thế Dũng2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp là rối loạn thường gặp ở bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp, làm kéo dài thời gian nằm viện và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, giai đoạn và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn mất bù cấp tại Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2022-2024. Kết quả: Trong 81 bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp, tổn thương thận cấp chiếm tỷ lệ 58%, đa số ở giai đoạn 1 (74,5%). Sau khi phân tích hồi qui đa biến, nồng độ creatinin máu lúc nhập viện và sử dụng dobutamin có liên quan độc lập đến tăng tỷ lệ mắc tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Tổn thương thận cấp chiếm tỷ lệ khá cao trên bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp, phần lớn ở giai đoạn 1. Nồng độ creatinin máu lúc nhập viện và sử dụng dobutamin là yếu tố liên quan độc lập làm tăng nguy cơ xuất hiện tổn thương thận cấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Quang Bình, Nguyễn Thanh Hiền, Hồ Huỳnh Quang Trí. Những vấn đề tim mạch quan trọng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 2022. 212-385.
2. Châu Ngọc Hoa, Giang Minh Nhật. Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 1(22), 96-102.
3. Nguyễn Khắc Nghiêm, Phạm Minh Tuấn, Tạ Mạnh Cường. Hội chứng tim thận ở bệnh nhân suy tim cấp và mối liên quan với tỷ lệ tử vong sau điều trị. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2023. 160(12V2), 95-104, doi: 10.52852/ tcncyh. v160i12V2.1167.
4. Akihiro Shirakabe, Noritake Hata, Nobuaki Kobayashi, Takuro Shinada, Kazunori Tomita, et al. Prognostic impact of acute kidney injury in patients with acute decompensated heart failure. Circulation Journal. 2013, 77(3),687-96, doi: 10.1253/circj.cj-12-0994.
5. Martin R. Cowie, Michel Komajda, Tarita Murray-Thomas, Jonathan Underwood, Barry Ticho. Prevalence and impact of worsening renal function in patients hospitalized with decompensated heart failure: results of the prospective outcomes study in heart failure (POSH). European Heart Journal. 2006. 27(10), 1216-1222, doi: 10.1093/ eurheartj/ehi859.
6. John A Kellum, Norbert Lameire, Peter Aspelin, Rashad S Barsoum, Emmanuel A Burdmann, et al. KDIGO Clinical Practice Guideline for Acute Kidney Injury. Kidney International Supplements. 2012, 2(1), 1-138, doi:10.1038/kisup.2012
7. Jia-Jin Chen, Tao-Han Lee, George Kuo, Chieh-Li Yen, Shao-Wei Chen, et al. Acute Kidney Disease After Acute Decompensated Heart Failure. Kidney International Reports. 2022. 7(3), 526–536, doi: 10.1016/j.ekir.2021.12.033.
8. Theresa A McDonagh, Marco Metra, Marianna Adamo, Roy S. Gardner, Andreas Baumbach, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal. 2021. 42(36), 3599–3726, doi: 10.1093/eurheartj/ehab368.