MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng rối loạn dạng cơ thể tại khoa Sức khoẻ vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả trên 54 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể tại khoa Sức khoẻ vị thành niên - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ nữ/nam là 3,5/1. Về tuổi, nhóm vị thành niên đầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,04%. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 11,72 ± 1,53. Bệnh nhân có tính cách hướng ngoại chiếm 31,48%, bệnh nhân có tính cách hướng nội, chiếm 68,52%. Sang chấn tâm lý do gia đình và do các mối quan hệ xã hội đều chiếm 38,7%, sang chấn tâm lý do học tập với 22,6%. Trong các thể lâm sàng của bệnh, rối loạn đau dạng cơ thể dai dẳng chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,3%, tiếp theo là nhóm rối loạn cơ thể hóa với 25,9%. Triệu chứng thuộc cơ quan tiêu hóa là cao nhất với 68,52% trường hợp và không có trường hợp nào có triệu chứng thuộc cơ quan tiết niệu – sinh dục. Kết luận: Rối loạn dạng cơ thể chủ yếu gặp ở nữ giới, thường gặp ở bệnh nhân hướng nội. Rối loạn đau dạng cơ thể là thể lâm sàng thường gặp nhất. Yếu tố tâm lý là nguyên nhân quan trọng liên quan đến bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dịch tễ, lâm sàng, rối loạn dạng cơ thể, vị thành niên.
Tài liệu tham khảo
2. Campo, J. V., Jansen-McWilliams, L., Comer, D. M., & Kelleher, K. J. (1999). Somatization in pediatric primary care: association with psychopathology, functional impairment, and use of services. Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, 38(9), 1093-1101.
3. Mullins, L. L., Olson, R. A., & Chaney, J. M. (1992). A social learning/family systems approach to the treatment of somatoform disorders in children and adolescents. Family Systems Medicine, 10(2), 201.
4. The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders (2014). Clinical descriptions and diagnostic guidelines. World Health Organization, 125-126.
5. Malhotra S, Singh G, Mohan A (2005). Somatoform and dissociative disorders in children and adolescents: A comparative study. Indian J Psychiatry;47(1):39–43.
6. Lieb, R., Pfister, H., Mastaler, M., & Wittchen, H. U. (2000). Somatoform syndromes and disordersin a representative population sample of adolescents and young adults: prevalence, comorbidity and impairments. Acta Psychiatrica Scandinavica, 101(3), 194-208.
7. Reynolds, L. K., O'Koon, J. H., Papademetriou, E., Szczygiel, S., & Grant, K. E. (2001). Stress and somatic complaints in low-income urban adolescents. Journal of Youth and Adolescence, 30, 499-514.
8. Heimann P, Herpertz-Dahlmann B, Buning J, Wagner N, et al (2018). Somatic symptom and related disorders in children and adolescents: evaluation of a naturalistic inpatient multidisciplinary treatment. Child Adolesc Psychiatry Ment Health. 28;12:34.
9. Bohman H, Låftman SB, Cleland N, Lundberg M, Päären A, Jonsson U. Somatic symptoms in adolescence as a predictor of severe mental illness in adulthood: a long-term community-based follow-up study. Child Adolesc Psychiatry Ment Health. 14;12:42.