ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU Ổ LOÉT TÁ TRÀNG THỦNG TẠI BỆNH VIỆN E

Trần Nguyễn Bảo Tuấn1, Đỗ Trường Sơn1,2, Nguyễn Hữu Sâm1, Trịnh Tuấn Dương3, Đặng Quốc Ái1,2,
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loét dạ dày- tá tràng tác động đến 4 triệu người mỗi năm và có tỉ lệ ước tính khoảng 5-10% dân số trên thế giới [2]. Mặc dù tỉ lệ bệnh đã giảm xuống rất nhiều trong một thập kỷ vừa qua tuy nhiên các biến chứng của bệnh vẫn không thay đổi [2]. Biến chứng thủng xảy ra với tỉ lệ 2-10% trong các bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng, với nguy cơ tử vong cao, đặc biệt ở người lớn tuổi, với tỉ lệ là 10-40%[4]. Theo khuyến cáo hội phẫu thuật nội soi thế giới, chỉ định mổ cấp cứu sớm nhất có thể đối với phần lớn trường hợp bệnh nhân thủng ổ loét hành tá tràng, trong đó phẫu thuật nội soi mang lại nhiều lợi ích. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu ổ loét hành tá tràng thủng tại bệnh viện E ở nhóm người bệnh trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm tất cả các người bệnh được PTNS khâu ổ loét hành tá tràng thủng tại Bệnh viện E từ 01/2018 đến 12/2022. Các dữ liều nghiên cứu bao gồm các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đặc điểm phẫu thuật, tai biến, biến chứng sau phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật. Kết quả: Có 122 người bệnh đã được phẫu thuật nội soi khâu ổ loét hành tá tràng thủng tại bệnh viện E từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022, trong đó nam gấp 4 lần nữ, độ tuổi trung bình là 48,3±19,6. Mùa khởi phát bệnh chủ yếu là thu đông chiếm: 59,9%. Yếu tổ nguy cơ phổ biến nhất là sử dụng rượu, chiếm 52,6%. Có 11 bệnh nhân (11%) có chỉ số Boey là 1 điểm, còn lại đều là 0 điểm. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 5%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi khâu ổ loét hành tá tràng thủng là một phương pháp điều trị hiệu quả và có nhiều ưu điểm bao gồm giảm đau sau mổ, rút ngắn thời gian điều trị tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chung Kin Tong and Shelat Vishalkumar G. Perforated peptic ulcer- an update. World J Gastrointest Surg.2017; 9:1- 12.
2. Fattahi Mohsen Abbasi - Kangevari Naser Ahmadi Nima and Razaei Negar. Quality of care of peptic ulcer disease worldwide: A systematic analysis for the global burden of disease study 1990- 2019. PLOS ONE.2022:1- 15.
3. Hua Man - Chin, Kong Man - Shan, Lai Ming - Wei, et al. Perforated Peptic Ulcer in Children: A 20- year Experience. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition.2007; 45:71- 74.
4. Bertleff M. J. and Lange J. F. Perforated peptic ulcer disease: a review of history and treatment. Dig Surg.2010; 27(3):161-9.
5. Hattingh G., Salas-Parra R. D., Nuzhad A., et al. Duodenal perforation in the pediatric population: two rare cases at a small community hospital. J Surg Case Rep.2020; 2020(11): rjaa455.
6. Liu Da-Yun, Gao An- Ning, Tang Guo- Du, et al. Relationship between onset of peptic ulcer and meterological factors. World J gastroenterol 2006; 12:1463- 1467.
7. Munoz Abraham A. S., Osei H., Martino A., et al. Incidence and Outcomes of Perforated Peptic Ulcers in Children: Analysis of the Kid's Inpatient Database and Report of Two Cases Treated by Laparoscopic Omental Patch Repair. J Laparoendosc Adv Surg Tech A.2019; 29(2):248-255.
8. Stepanyan S. A., Petrosyan A. A., Safaryan H. H., et al. Laparoscopic and open repair for perforated duodenal ulcer: single-center experience. Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne.2019; 14(1):60-69.
9. Tarasconi A., Coccolini F., Biffl W. L., et al. Perforated and bleeding peptic ulcer: WSES guidelines. World J Emerg Surg.2020; 15:3.
10. Wilhelmsen M., Moller M. H., and Rosenstock S. Surgical complications after open and laparoscopic surgery for perforated peptic ulcer in a nationwide cohort. Br J Surg.2015; 102(4):382-7.