SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI Ở BỆNH NHÂN TEO NHIỀU HỆ THỐNG VÀ BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN SỚM

Nguyễn Thị Ngọc Hân1,2, Trần Ngọc Tài2,3,
1 Bệnh viện Quân Y 175
2 Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh teo nhiều hệ thống và bệnh Parkinson có biểu hiện lâm sàng chồng lấp nhau và khó phân biệt ở giai đoạn sớm. Rối loạn chức năng đường niệu dưới là một đặc trưng cốt lõi để giúp chẩn đoán phân biệt giữa bệnh teo nhiều hệ thống với bệnh Parkinson. Tuy nhiên, vai trò của chúng giúp phân biệt ở giai đoạn sớm của bệnh vẫn chưa được rõ. Mục tiêu: Xác định giá trị của triệu chứng lâm sàng đường tiểu dưới và thể tích nước tiểu tồn lưu trong phân biệt bệnh teo nhiều hệ thống và bệnh parkinson giai đoạn sớm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang so sánh triệu chứng đường tiết niệu dưới giữa hai nhóm bệnh nhân Parkinson và bệnh nhân teo nhiều hệ thống có giai đoạn bệnh dưới 5 năm. Các triệu chứng đường niệu dưới được đánh giá qua hai thang điểm IPSS (International Prostate Symptom Score), OABSS (Overactive Bladder Symptom Score) và siêu âm đo thể tích nước tiểu tồn lưu. Kết quả: Có 32 bệnh nhân teo nhiều hệ thống và 51 bệnh nhân Parkinson có thời gian bệnh dưới 5 năm được đưa vào nghiên cứu. 100% (32/32) bệnh nhân teo nhiều hệ thống có triệu chứng đường niệu dưới và tỉ lệ này ở nhóm bệnh Parkinson là 64,7% (33/51). 100% bệnh nhân teo nhiều hệ thống có triệu chứng chứa đựng với són tiểu gấp gặp nhiều nhất (93,8%), trong khi đó 68,6% bệnh nhân PD gặp triệu chứng chứa đựng với tiểu đêm gặp nhiều nhất (41,2%) (p<0,001). Triệu chứng tống xuất gặp nhiều ở bệnh nhân teo nhiều hệ thống hơn so với bệnh nhân Parkinson (87,5% so với 27,5%; p<0,001 ). Các triệu chứng đường niệu dưới khởi phát sớm hơn ở bệnh nhân teo nhiều hệ thống (p = 0,0257). Thể tích nước tiểu tồn lưu sau đi tiểu > 100ml không gặp ở bệnh nhân Parkinson, nhưng có ở 28% bệnh nhân teo nhiều hệ thống (p<0,001). Ở điểm cắt PVR = 53 ml có độ nhạy 41,9% và độ đặc hiệu là 98% cho việc chẩn đoán phân biệt bệnh teo nhiều hệ thống và bệnh Parkinson giai đoạn sớm. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng đường niệu dưới cũng như siêu âm đo thể tích nước tiểu tồn lưu có thể giúp hỗ trợ phân biệt giữa bệnh Parkinson và bệnh teo nhiều hệ thống giai đoạn sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gilman S, Low PA, Quinn N, et al. Consensus statement on the diagnosis of multiple system atrophy. J Neurol Sci. 1999; 163(1):94-8. doi:10.1016/s0022-510x(98)00304-9.
2. Quinn N. Multiple system atrophy--the nature of the beast. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 1989; 52(Suppl):78-89.
3. Gilman S, Wenning GK, Low PA, et al. Second consensus statement on the diagnosis of multiple system atrophy. Neurology. 2008; 71(9):670-6. doi:10.1212/01.wnl.0000324625.00404.15.
4. Sakakibara R, Panicker J, Simeoni S, et al. Bladder dysfunction as the initial presentation of multiple system atrophy: a prospective cohort study. Clin Auton Res. 2019; 29(6):627-631. doi:10.1007/s10286-018-0550-y.
5. Wenning GK, Geser F, Krismer F, et al. The natural history of multiple system atrophy: a prospective European cohort study. Lancet Neurol. 2013; 12(3):264-74. doi:10.1016/s1474-4422(12)70327-7.
6. Low PA, Reich SG, Jankovic J, et al. Natural history of multiple system atrophy in the USA: a prospective cohort study. Lancet Neurol. 2015; 14(7):710-9. doi:10.1016/s1474-4422(15)00058-7.
7. Cersosimo MG, Benarroch EE. Autonomic involvement in Parkinson's disease: pathology, pathophysiology, clinical features and possible peripheral biomarkers. J Neurol Sci. 2012; 313(1-2):57-63. doi:10.1016/j.jns.2011.09.030.
8. Ogawa T, Sakakibara R, Kuno S, et al. Prevalence and treatment of LUTS in patients with Parkinson disease or multiple system atrophy. Nat Rev Urol. 2017; 14(2):79-89. doi:10.1038/ nrurol.2016.254.
9. Uchiyama T, Sakakibara R, Yamamoto T, et al. Urinary dysfunction in early and untreated Parkinson's disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2011; 82(12):1382-6. doi:10.1136/jnnp.2011.241075.
10. Yamamoto T, Sakakibara R, Uchiyama T, et al. Pelvic organ dysfunction is more prevalent and severe in MSA-P compared to Parkinson's disease. Neurourol Urodyn. 2011; 30(1):102-7. doi:10.1002/nau.2094