KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN PHÚC MẠC TIẾP CẬN KHOANG TRƯỚC PHÚC MẠC (TAPP) TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Dương Minh Tân1,, Trần Phùng Dũng Tiến1, Lâm Việt Trung1, Nguyễn Ngọc Huấn1, Tiêu Loan Quang Lâm1, Đặng Chí Tùng1, Huỳnh Thanh Huynh1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoát vị bẹn là một bệnh lý ngoại khoa phổ biến và có nhiều kỹ thuật mổ để điều trị cả mổ hở lẫn nội soi, trong đó phẫu thuật xuyên phúc mạc tiếp cận khoang trước phúc mạc (TAPP) với nhiều ưu điểm như tiếp cận phẫu trường nội soi rộng rãi, các mốc giải phẫu rõ ràng, có thể quan sát, đánh giá và xử trí tạng thoát vị khá dễ dàng, có thể phát hiện thoát vị bẹn đối diện nhất là trường hợp không biểu hiện lâm sàng, ưu thế ở các trường hợp thoát vị bẹn tái phát, đường kính lỗ thoát vị lớn, tạng thoát vị kẹt hoặc nghẹt, điều trị cả thoát vị bẹn, đùi, bịt trong một lần phẫu thuật và có thời gian huấn luyện phẫu thuật viên ngắn. Mục tiêu: Ðánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc tiếp cận khoang trước phúc mạc điều trị thoát vị bẹn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả có theo dõi 37 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị bẹn được điều trị bằng phẫu thuật nội soi TAPP tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 56,25 ± 19,06. Nam chiếm 83,8%. Thoát vị bẹn có triệu chứng là 86,5%, có biến chứng là 13,5%. 24,3% là thoát vị tái phát. Thoát vị bẹn 1 bên 75,7%, 2 bên 8,1%, thoát vị bẹn ẩn đối bên phát hiện trong mổ là 16,2%. TAPP 1 bên 91,9%, TAPP 2 bên 8,1%. Thời gian mổ trung bình 1 bên là 58,62 ± 13,05 phút, 2 bên là 85,67 ± 4,92 phút. Không có tai biến trong mổ. VAS sau mổ 24 giờ: 3,53 ± 0,56. Tụ dịch vùng bẹn sau mổ 21,6%. 1 ca tái phát sau sau mổ chiếm tỷ lệ 2,7%. Thời gian nằm viện sau mổ là 2,41 ± 1,25 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc tiếp cận khoang trước phúc mạc là một phẫu thuật an toàn và khả thi, nó cho phép đánh giá và điều trị phối hợp các bệnh lý khác trong ổ bụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kingsnorth A, LeBlanc K. Hernias: inguinal and inci- sional. Lancet. 2003;362:1561–1571.
2. Fitzgibbons RJ, Ramanan B, Arya S, Turner AS, Li X, Gibbs OJ, Reda JD. Long-term results of a randomized controlled trial of a nonoperative strat- egy (watchful waiting) for men with minimally symptomatic inguinal hernias. Ann Surg. 2013;258(3):508–515.
3. Pohnan R, Rozwadowski. Advantages and disadvantages of transabdominal preperitoneal approach and total extraperitoneal. Military Medical Science Letters.2013:82(1):25-31.
4. International guidelines for groin hernia management. Hernia. 2018;22:1–165.
5. Litwin EMD, Pham NQ, Oleniuk HF, Kluftinger MA, Rossi L. Symposium on the management of inguinal hernias: 3. Laparoscopic groin hernia surgery: the TAPP procedure. Can J Surg. 1997;40:192-198.
6. Trịnh Văn Thảo. Nghiên cứu ứng dụng phẩu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn. Luận án tiến sĩ Y học, Học Viện Quân Y. 2010.
7. Thammavone S, Nguyễn Hoài Bắc, Trần Ngọc Dũng, Trần Hiếu Học, Thammavone S, Sengkhamyong K. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt lưới ngoài phúc mạc tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Tạp chí y học Việt Nam. 2023;528:300-308.
8. Phan Đình Tuấn Dũng. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực tiếp. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế. 2017.
9. Lương Đức Anh. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn ở người lớn bằng phẫu thuật nội soi đường trước phúc mạc tại bệnh viện E. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.