KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG QUA ĐƯỜNG MỔ LỐI SAU CHO BỆNH NHÂN HOẠI TỬ TIÊU CHỎM XƯƠNG ĐÙI

Hoàng Thế Hùng1,, Đặng Hoàng Anh1, Nguyễn Anh Dương1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng qua lối sau cho bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu theo dõi dọc ở 65 bệnh nhân (80 khớp háng) được chẩn đoán xác định hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Thu thập số liệu về tuổi, giới, bệnh kèm theo, phân độ theo Arlet – Ficat. Sử dụng khớp háng toàn phần không xi măng cho cả thành phần ổ cối và chuôi khớp, ổ cối bắt 1-3 vít. Sử dụng đường mổ Gibson cho tất cả các bệnh nhân. Bệnh nhân được ghi nhận các biến chứng sớm, muộn, hướng ổ cối và chuôi khớp, kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Harris tại thời điểm sau mổ 12 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,35 ± 10,15. Có 76 (95%) nam và 4 (5%) nữ. 9 (11,3%) bệnh nhân bị tiểu đường, 7 (8,8%) bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, 8 (10%) bệnh nhân mắc bệnh phổi, 15 (18.8%) bệnh nhân mắc bệnh gan, và 40 (37%) bệnh nhân không có bệnh lý kèm theo. Có 40 (50%) bệnh nhân giai đoạn III theo Arlet – Ficat và 40 (50%) bệnh nhân giai đoạn IV. 50 bệnh nhân (81,25%) được thay khớp háng 1 bên, 15 (18,75%) bệnh nhân được thay khớp háng 2 bên. Không có bệnh nhân nào xuất hiện biến chứng sớm và muộn. Thành phần ổ cối nghiêng <40o ở 8 (10%) bệnh nhân, nghiêng 40o-45o ở 64 (80%) bệnh nhân, và nghiêng >45o ở 8 (10%) bệnh nhân, trong khi đó chuôi khớp ở vị trí trung gian trên 68 (85%) bệnh nhân, vẹo ngoài 8 (10) bệnh nhân, vẹo trong ở 4 (5%) bệnh nhân. Điểm HHS trung bình là 94,60 ± 5,41, 63 (78,8%) bệnh nhân có kết quả rất tốt, 17 (21,2%) bệnh nhân có kết quả phục hồi chức năng tốt. Kết luận: Thay khớp háng toàn phần không xi là lựa chọn an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân hoại tử tiêu chỏm xương đùi giai đoạn III và IV. 100% số bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt. Điểm Harris trung bình là 94,60 ± 5,41 điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gold M., Varacallo M. Anatomy, bony pelvis and lower limb, hip joint. StatPearls Publishing, Treasure Island, FL; 2019.
2. Petek D., Hannouche D., Suva D. Osteonecrosis of the femoral head: pathophysiology and current concepts of treatment. EFORT Open Rev. 2019, 4:85-97. 10.1302/ 2058-5241.4.180036
3. Lai K.A., Shen W.J., Yang C.Y., Shao C.J., et al. The use of alendronate to prevent early collapse of the femoral head in patients with nontraumatic osteonecrosis. A randomized clinical study. J Bone Joint Surg Am. 2005, 87:2155-2159.
4. Karimi S., Kumar S., Ahmed F., et al.. Functional outcomes of cementless total hip arthroplasty in avascular necrosis of the hip: A prospective study. Cureus. 2020. 12(8): e10136. DOI 10.7759/cureus.10136
5. Salvati E.A., Cornell C.N. Long-term follow-up of total hip replacement in patients with avascular necrosis. Instr Course Lect. 1988, 37:67-73.
6. Kantor S.G., Huo M.H., Huk O.L., Salvati E.A. Cemented total hip arthroplasty in patients with osteonecrosis. A 6-year minimum follow-up study of second-generation cement techniques. J Arthroplasty. 1996, 11:267-271. 10.1016/s0883-5403(96)80076-3
7. Lins R.E., Barnes B.C., Callaghan J.J., et al. Evaluation of uncemented total hip arthroplasty in patients with avascular necrosis of the femoral head. Clin Orthop Relat Res. 1993. 297:168-173.
8. O'Leary R.J., Gaillard M.D., Gross T.P. Comparison of cemented and bone ingrowth fixation methods in hip resurfacing for osteonecrosis. J Arthroplasty. 2017. 32:437-446. 10.1016/j.arth.2016.07.028