KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRÀNG KHÔNG CUỐNG KÍCH THƯỚC TRÊN 20MM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT HỚT NIÊM MẠC TỪNG PHẦN TẠI TRUNG TÂM TIÊU HÓA-GAN MẬT, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023-2024

Hoàng Thị Ngọc Hà1,2,, Vũ Hải Hậu2,3, Nguyễn Thị Thu Hiền3,4, Nguyễn Công Long3,4
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt


  • Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị polyp đại tràng không cuống kích thước trên 20mm bằng phương pháp cắt hớt niêm mạc từng phần (PEMR). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 32 bệnh nhân polyp đại trực tràng kích thước trên 20mm được điều trị bằng phương pháp PEMR tại Trung tâm Tiêu hóa – gan mật bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Polyp vùng đại tràng sigma chiếm tỷ lệ cao nhất 34,4%. Kích thước polyp trung bình là 25,78mm (nhỏ nhất là 20mm, lớn nhất là 100mm). Thời gian thực hiện thành công thủ thuật trung bình là 24,72 phút, trong 32 ca có 3 ca chảy máu trong khi tiến hành thủ thuật nhưng đều được xử lý bằng nội soi không phải chuyển sang phẫu thuật, có 01 ca chảy máu trong 24h sau khi tiến hành PEMR, không có ca nào thủng, thời gian nằm viện Error! Hyperlink reference not valid.chủ yếu là 1 ngày (46,9%) và 2 ngày (21,9%). Khám lại sau điều trị phát hiện 3 trường hợp tái phát (11,1%) cả 3 trường hợp này đều là polyp tân sinh, trong đó có 2 trường hợp là các tổn thương tiền ung thư (66,7%) và 1 trường hợp là ung thư biểu mô (33,3%). Kết luận: Kỹ thuật PEMR trong cắt polyp đại trực tràng là an toàn và hiệu quả nhưng cần thận trọng khi áp dụng ở các polyp tân sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Summers RM. Polyp size measurement at CT colonography: what do we know and what do we need to know? Radiology. 2010;255(3):707-720. doi:10.1148/radiol.10090877
2. Holmes I, Friedland S. Endoscopic Mucosal Resection versus Endoscopic Submucosal Dissection for Large Polyps: A Western Colonoscopist’s View. Clin Endosc. 2016;49(5): 454-456. doi:10.5946/ce.2016.077
3. Seo GJ, Sohn DK, Han KS, et al. Recurrence after endoscopic piecemeal mucosal resection for large sessile colorectal polyps. World J Gastroenterol. 2010; 16(22): 2806-2811. doi:10. 3748/wjg.v16.i22.2806
4. Phạm BN, Vũ TK, Đào VL. Nghiên Cứu Giá Trị Của Nội Soi Phóng Đại Nhuộm Màu Ảo (Fice) Và Nhuộm Màu Thật (Crystal Violet) Trong Dự Đoán Kết Quả Mô Bệnh Học Polyp Đại Trực Tràng. VMJ. 2021;506(1). doi:10.51298/vmj.v506i1.1200
5. Meseeha M, Attia M. Colon Polyps. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed July 14, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ books/NBK430761/
6. Tanaka S, Oka S, Chayama K. Colorectal endoscopic submucosal dissection: present status and future perspective, including its differentiation from endoscopic mucosal resection. J Gastroenterol. 2008;43(9): 641-651. doi:10.1007/ s00535-008-2223-4
7. Terasaki M, Tanaka S, Oka S, et al. Clinical outcomes of endoscopic submucosal dissection and endoscopic mucosal resection for laterally spreading tumors larger than 20 mm. J Gastroenterol Hepatol. 2012;27(4):734-740. doi:10.1111/j.1440-1746.2011.06977.x