HIỆU QUẢ VINORELBINE DẠNG VIÊN UỐNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT, DI CĂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Châu Đỗ Trường Vi1, Lê Tuấn Anh1, Nguyễn Hà Gia Hưng1,, Nguyễn Thị Bích Liên1, Đào Nguyễn Hằng Nguyên1
1 Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư vú là bệnh lý ác tính chiếm tỉ lệ cao nhất ở nữ giới tại Việt Nam. Đối với giai đoạn bệnh di căn, có rất nhiều lựa chọn điều trị. Các thuốc điều trị ung thư đường uống xuất hiện ngày càng nhiều và chứng minh hiệu quả tương đương nhưng tiện dụng, giảm thời gian đến cơ sở y tế và các chi phí nằm viện. Trên thế giới và trong nước, việc sử dụng thuốc hóa trị vinorelbine dạng uống đơn trị đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ghi nhận về hiệu quả và tác dụng phụ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị và độc tính của vinorelbine đơn trị dạng uống trên bệnh nhân ung thư vú tái phát, di căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 23 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn tái phát/di căn được chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh và được điều trị đơn trị vinorelbine đơn trị dạng uống tại Trung Tâm Ung Bướu – Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2021-31/12/2021. Kết quả: Thời gian điều trị trung bình là 4,7 tháng. Tỷ lệ bệnh ổn định sau 3 tháng là 52,2%; đáp ứng một phần là 13%; đáp ứng hoàn toàn là 4,3%. Tỷ lệ bệnh ổn định sau 6 tháng là 40%. Trung vị thời gian sống còn không bệnh 4,0 tháng. Độc tính giảm bạch cầu chiếm 39,1%; độ 2 và 3 chiếm lần lượt là 44,4% và 33,3%. Tăng men gan chiếm 34,8%; độ 1 chiếm 87,5%. Kết luận: Phác đồ vinorelbine đơn trị cho kết quả điều trị khả quan và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Diệu, Lê Thanh Đức. Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ paclitaxel trong ung thư vú tái phát di căn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 517 (1). DOI: 10.51298/vmj.v517i1.3200.
2. PF Conte1 and S Giovannelli. Oral vinorelbine in metastatic breast cancer: The Vienna experience. Breast Cancer Res. 2005. 7(Suppl 1), S25. doi: 10.1186/bcr1229.
3. Blum J. L. Xeloda in the treatment of metastatic breast cancer. Oncology. 1999. 57 Suppl 1, 16-20. DOI: 10.1159/000055264.
4. Feher O., Vodvarka P., Jassem J. First-line gemcitabine versus epirubicin in postmenopausal women aged 60 or older with metastatic breast cancer: a multicenter, randomized, phase III study. Annals of Oncology.2005. 16 (6), 899-908. DOI: 10.1093/annonc/mdi181
5. Jones S. E., Erban J.. Overmoyer B. Randomized phase III study of docetaxel compared with paclitaxel in metastatic breast cancer. J Clin Oncol. 2005. 23 (24), 5542-5551. DOI: 10.1200/JCO.2005.02.027
6. O'Brien M. E., Wigler N., Inbar M. Reduced cardiotoxicity and comparable efficacy in a phase III trial of pegylated liposomal doxorubicin HCl (CAELYX/Doxil) versus conventional doxorubicin for first-line treatment of metastatic breast cancer. Ann Oncol. 2004. 15 (3), 440-449. DOI: 10.1093/annonc/mdh097
7. Pajk B., Cufer T., Canney P. Anti-tumor activity of capecitabine and vinorelbine in patients with anthracycline- and taxane-pretreated metastatic breast cancer: findings from the EORTC 10001 randomized phase II trial. Breast. 2008. 17 (2), 180-185. DOI: 10.1016/j.breast.2007.09.002
8. Piccart-Gebhart M. J., Burzykowski T., Buyse M. Taxanes alone or in combination with anthracyclines as first-line therapy of patients with metastatic breast cancer. J Clin Oncol.2008. 26 (12), 1980-1986. DOI: 10.1200/ JCO.2007.10.8399
9. Ranson M. R., Carmichael J., O'Byrne K. Treatment of advanced breast cancer with sterically stabilized liposomal doxorubicin: results of a multicenter phase II trial. J Clin Oncol.1997. 15 (10), 3185-3191. DOI: 10.1200/ JCO.1997.15.10.3185