ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH QUAY, TRỤ BẰNG KỸ THUẬT KHÂU NỐI TẬN - TẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương động mạch quay, trụ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm 37,9% các tổn thương mạch máu ngoại vi. Cấp máu cho vùng cẳng bàn tay là động mạch quay và trụ. Do đó, khi có tổn thương đứt động mạch quay và trụ thì cần phải xử trí khâu nối mạch máu nhằm cầm máu và phục hồi lưu thông mạch máu. Cho nên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị tổn thương động mạch quay, trụ bằng kỹ thuật khâu nối tận - tận” ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu ở bệnh nhân vết thương vùng cẳng tay có tổn thương động mạch quay; trụ. Chẩn đoán xác định bằng dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Điều trị bằng kỹ thuật khâu nối tận - tận. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 27. Kết quả: Có 41 bệnh nhân bị vết thương cẳng tay có tổn thương động mạch quay, trụ được điều trị bằng kỹ thuật khâu nối tận - tận, trong đó tổn thương 1 động mạch quay: 31,7%, trụ: 43,9%, cả quay và trụ: 24,4%. Với tuổi trung bình là 36,00 ± 13,56, nam: 92,7%, nữ: 7,3%. Thời gian tổn thương trung bình là 6,91 ± 2,54 giờ. Kết quả thông nối tốt là 97,6%, tắc mạch sau nối chiếm tỷ lệ 17,1%, trong đó hầu hết đều có lâm sàng cải thiện sau mổ, chỉ ghi nhận 1 trường hợp có dấu hiệu thiếu máu chi cấp tính sau mổ. Kết luận: Tổn thương động mạch quay, trụ là một tổn thương mạch máu cần được phẫu thuật sớm bằng kỹ thuật khâu nối mạch máu cho kết quả tốt đem lại chức năng cho vùng cẳng bàn tay, tránh các biến chứng thiếu máu và mất chức năng xảy ra làm cho bệnh nhân tàn phế, thậm chí cắt cụt một phần chi thể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tổn thương động mạch quay, tổn thương động mạch trụ, tái thông mạch máu, khâu nối tận - tận. SUMMARY
Tài liệu tham khảo
2. Đ.Q. Hưng, N.V. Đại, M.N. Thế (2020), “Chấn thương, vết thương động mạch ngoại vi: Hình thái tổn thương và kết quả điều trị tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 16, 8-13. https://doi.org/ 10.47972/vjcts.v16i.133
3. Demirdover C., Ozturk F.A., Yazgan H.S., Yogurtcu N., Sevindik M., et al. (2018), “Surgical treatment and functional outcomes of multicomponent soft tissue injuries of the wrist”. Hand Surg Rehabil, 37(3), 160-166. https://doi.org/10.1016/j.hansur.2018.02.001
4. Wang F., Zhang R., Liu S., Ruan H., Xu J., et al. (2022), “Severe spaghetti wrist injury: Should we expand the terminology from wrist to proximal forearm?”. Joint Diseases and Related Surgery, 33(2), 273. https://doi.org/10.52312% 2Fjdrs.2022.652
5. P.T. Đạt, P.V. Cương, Đ.T. Thành (2022), “Kết quả phẫu thuật vết thương động mạch chi trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y Dược Thái Bình, 3(16), 85-91. https://thaibinh jmp.vn/index.php/ojstbump/article/view/213
6. Bot G.M., Zhao X., McElenney B.K., Meybodi A.T., Belykh E., et al. (2020), “Comparative analysis of continuous suturing, interrupted suturing, and cyanoacrylate-based lid techniques for end-to-end microvascular anastomosis”. World neurosurgery, 134, 465-471. https://doi.org/ 10.1016/j.wneu.2019.11.054
7. Cagnolati A.F., Andrade F.R., Serrano S.D.C., Barbieri C.H., Mazzer N., et al. (2022), “Evaluations of Repaired Artery Patency in Forearm Wounds Using the Allen Test, Handheld Doppler and Doppler Ultrasonography”, Revista Brasileira de Ortopedia, 57, 455-461. https://doi.org/10.1055/s-0041-1729574
8. P.V. Cương (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi trên tại Bệnh viện Việt Đức, Trường Đại học Y Hà Nội, 72