KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VỀ KÍNH MẮT CỦA BỆNH NHÂN CÓ TẬT KHÚC XẠ TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thanh Vân1,2,, Nguyễn Thị Lưu Ly1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát hiểu biết về việc sử dụng kính mắt của bệnh nhân có tật khúc xạ tại Khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt Trung Ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán mắc tật khúc xạ đến khám tại khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 12/2023- 4/2024. Kết quả: 318 bệnh nhân có 59,4% nữ, 40,6% nam; tuổi trung bình 16,6 ± 7,7; 49,1% dưới 15 tuổi và 50,9% từ 15 tuổi trở lên; BN sống ở thành thị là 40,6%, nông thôn (59,4%), 83,0% BN là học sinh/sinh viên, 74,8% có trình độ học vấn từ THPT trở lên. BN hiểu biết tốt về sử dụng kính mắt là 32,4%, chưa tốt (67,6%). BN hiểu biết đầy đủ về các loại TKX chiếm 79,2%, hiểu biết về một số biến chứng của TKX là 63,8%. Trong các phương pháp điều trị TKX phương pháp đeo kính mắt chiếm 75,5%; 96,9% BN biết họ đang mắc tật khúc xạ; 92,1% biết đến kính mắt; 47,8% BN hiểu biết đầy đủ về lợi ích của kính mắt. BN biết địa chỉ cấp đơn kính là bệnh viện mắt hoặc phòng khám chuyên khoa mắt (97,5%). Địa điểm lắp mắt kính là cửa hàng kính thuốc của bệnh viện được 57,9% BN biết tới; BN hiểu biết ưu điểm kính mắt có giá thành rẻ hơn các phương pháp điều trị TKX khác là 92,1%, nhược điểm hạn chế khi tham gia hoạt động ngoài trời (89,0%), BN biết sử dụng kính theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt (91,2%) và loại kính được kê và cắt theo đơn của bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị TKX là 96,9%, BN hiểu biết về lý do không tuân thủ kính là thấy không thuận tiện, vướng víu, khó chịu, không tự tin (74,5%); 83,3% nhận biết đúng thời gian tái khám khi sử dụng kính mắt. Kết luận: 32,4% BN có hiểu biết ở mức tốt về sử dụng kính mắt, hiểu biết chưa tốt (67,6%). Bệnh nhân còn hiểu biết chưa đầy đủ về các biến chứng của TKX, lợi ích của kính mắt và địa điểm lắp mắt kính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tuấn Anh (2021). Tình hình tật khúc xạ của học sinh tại 3 tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Tiền Giang. VMJ, 502(2), 207–210.
2. Alemayehu A.M., Belete G.T., và Adimassu N.F. (2018). Knowledge, attitude and associated factors among primary school teachers regarding refractive error in school children in Gondar city, Northwest Ethiopia. PLoS One, 13(2), e0191199.
3. Assefa N.L., Tegegn M.T., và Wolde S.Y. (2021). Knowledge and Attitude of Refractive Error Among Public High School Students in Gondar City. Clin Optom (Auckl), 13, 201–208.
4. Desalegn A., Tsegaw A., Shiferaw D. và cộng sự. (2016). Knowledge, attitude, practice and associated factors towards spectacles use among adults in Gondar town, northwest Ethiopia. BMC Ophthalmology, 16(1), 184.
5. Nyamai LA, Kanyata D, Njambi L và cộng sự. (2020). Knowledge, attitude and practice on refractive error among students attending public high schools in Nairobi County | The Journal of Ophthalmology of Eastern, Central and Southern Africa. The Journal of Ophthalmology of Eastern, Central and Southern Africa, 20(1).
6. Ogbu N., Arinze O., Okoloagu N. và cộng sự. (2022). The knowledge of rural secondary school students on spectacle wear for correction of refractive errors: a south east Nigerian study. AOVS, 12(1), 23–28.
7. Phillips J., Anstice N., và Loertscher M. (2013). Myopia progression: can we control it?. Optometry in Practice, 14(33–44).
8. World Health Organization. Regional Office for South-East Asia (2009), VISION 2020, WHO Regional Office for South-East Asia.