NHÃN CẦU SA VÀO XOANG HÀM SAU CHẤN THƯƠNG

Nguyễn Thanh Nam1,
1 Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chẩn đoán, xử trí trường hợp nhãn cầu sa vào xoang hàm và tiên lượng khả năng phục hồi thị lực, tính thẩm mỹ trong tương lai. Hiện tượng nhãn cầu bị di lệch khỏi hốc mắt xảy ra do cơ chế chấn thương làm gãy sàn hốc mắt, gây nên những tổn thương cơ học vĩnh viễn cho thần kinh thị. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng nhãn cầu sa vào xoang hàm xảy ra sau chấn thương do vật tù cây gỗ gây gãy sàn hốc mắt khiến nhãn cầu sa hoàn toàn vào xoang hàm. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân nam, 38 tuổi, nhập viện vì nhãn cầu mắt phải sa hoàn toàn vào xoang hàm, xảy ra sau chấn thương do té ngã, khiến đầu tù cây gỗ đập vào mắt phải. Thị lực mắt phải trước phẫu thuật là sáng tối âm tính. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật giải phóng nhãn cầu khỏi xoang hàm và phẫu thuật lót sàn hốc mắt. Thị lực mắt phải ngay sau phẫu thuật là bóng bàn tay. Sau 4 tuần, thị lực mắt phải không cải thiện, dù vận nhãn có hồi phục dần theo thời gian. Chúng tôi đánh giá đây là một trong những ca lâm sàng hiếm gặp trong y văn thế giới, thị lực sau phẫu thuật có cải thiện dù không nhiều so với trước phẫu thuật. Kết luận: Nhãn cầu sa vào xoang hàm là một bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, tuy vậy khả năng hồi phục được thị lực vẫn có thể xảy ra, dù thị lực ban đầu có thể rất thấp do sự sa hoàn toàn nhãn cầu vào xoang hàm. Phẫu thuật xử trí sớm, đúng cách sẽ giúp hồi phục được thị lực và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ahmad F, Kirkpatrick WN, Lyne J, Urdang M, Garey LJ, Waterhouse N. Strain gauge biomechanical evaluation of forces in orbital floor fractures. Br J Plast Surg 2003;56(1):3–9
2. Arkin MS, Rubin PA, Bilyk JR, Buchbinder B. Anterior chiasmal optic nerve avulsion. AJNR Am J Neuroradiol 1996;17(9):1777–1781
3. Kiratli H, Tümer B, Bilgiç S. Management of traumatic luxation of the globe. A case report. Acta Ophthalmol Scand 1999;77(3): 340–342
4. Bajaj MS, Pushker N, Nainiwal SK, Balasubramanya R. Traumatic luxation of the globe with optic nerve avulsion. Clin Experiment Ophthalmol 2003;31(4):362–363
5. Lelli GJ Jr, Demirci H, Frueh BR. Avulsion of the optic nerve with luxation of the eye after motor vehicle accident. Ophthal PlastReconstr Surg 2007;23(2):158–160
6. Okabe H, Kimura K, Sonoda S, Sakamoto T. Displacement of globe into ethmoid sinus by orbital medial wall fracture with good recovery of vision. Jpn J Ophthalmol 2005;49(5):426–428
7. Saleh T, Leatherbarrow B. Traumatic prolapse of the globe into the maxillary sinus diagnosed as traumatic enucleation of the globe. Eye (Lond) 1999;13(Pt 5):678–680
8. Zhang-Nunes SX, Jarullazada I, Mancini R. Late central visual recovery after traumatic globe displacement into the maxillary sinus. Ophthal Plast Reconstr Surg 2012;28(1): e17–e19
9. Xu B, Xu XL, Yan J. Treatmentof traumatic globe dislocated completely into the maxillary sinus. Int J Ophthalmol 2013;6(1):106–107
10. Roth J, Hingst V, Lenz JH. Blindness following severe midfacial trauma—case report and review. J Craniomaxillofac Surg 2012; 40(7):608–613