ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TRƯỢT ĐỐT SỐNG BẢN LỀ THẮT LƯNG CÙNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT

Đỗ Mạnh Hùng1,, Vũ Văn Cường1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân trượt đốt sống bản lề thắt lưng cùng được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu. Hồ sơ bệnh án bệnh nhân được phẫu thuật tháng 6/2021 tới hết tháng 6/2022. Về lâm sàng tất cả triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể đều được chúng tôi thu thập đánh giá. Về chẩn đoán hình ảnh chúng tôi nghiên cứu đánh giá các chỉ số trên phim chụp Xquang và chụp cộng hưởng từ. Kết quả: Có 73 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam/ nữ là 1/2 (nam: 32,9%, nữ 67,1%). Bệnh nhân độ tuổi 50-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 27,4%. Triệu chứng lâm sàng nổi bật đau lưng lan chân kiểu rễ 95,9%. Đau cách hồi chiếm 71,2%. Mức độ đau điểm VAS lưng 6,11±0,74, VAS chân 4,55±1,5. Điểm ODI có 60,3% bệnh nhân bị giảm chức năng cột sống nhiều, 32,9% bệnh nhân bị giảm chức năng cột sống rất nhiều. Triệu chứng thực thể 97,3% có co cứng cơ cạnh sống, chỉ có 8/73 bệnh nhân có rối loạn vận động, dị cảm, giảm cảm giác là rối loạn cảm giác hay gặp nhất 57,5%. Xquang phần lớn bệnh nhân trượt khuyết eo 65,8%. Phim cộng hưởng từ thoái hóa đĩa độ V chiếm tỉ lệ cao nhất 69,9%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng nổi bật của trượt đốt sống là đau thắt lưng và lan chân kiểu rễ và đau kiểu cách hồi thần kinh. Xquang đánh giá chính xác tình trạng trượt đốt sống, cộng hưởng từ khảo sát mô mềm và đĩa đệm thần kinh và mức độ chèn ép thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Wollowick AL, Sarwahi V, eds. Spondylolisthesis: Diagnosis, Non-Surgical Management, and Surgical Techniques. Springer US; 2015. doi:10.1007/978-1-4899-7575-1
2. Herman MJ, Pizzutillo PD. Spondylolysis and spondylolisthesis in the child and adolescent: a new classification. Clin Orthop. 2005;(434):46-54. doi:10.1097/01.blo.0000162992.25677.7b.
3. Burke SM, Safain MG, Kryzanski J, et al. Nerve root anomalies: implications for transforaminal lumbar interbody fusion surgery and a review of the Neidre and Macnab classification system. Neurosurg Focus. 2013;35(2):E9. doi:10.3171/2013.2.FOCUS1349
4. Hardenbrook M, Lombardo S, Wilson MC, et al. The anatomic rationale for transforaminal endoscopic interbody fusion: a cadaveric analysis. Neurosurg Focus. 2016;40(2):E12. doi:10.3171/2015.10. FOCUS15389
5. Lê Ngọc Quang (2013. Nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắt vít chân cung tối thiểu có sử dụng ống banh CASPAR điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng. Luận án chuyên khoa II, Học viện Quân y.
6. Dương Thanh Tùng (2020). Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống đoạn thắt lưng cùng một tầng bằng phẫu thuật vít cuống cung qua da và ghép xương liên thân đốt. Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
7. Thornhill BA, Green DJ, Schoenfeld AH. Imaging Techniques for the Diagnosis of Spondylolisthesis. In: Wollowick AL, Sarwahi V, eds. Spondylolisthesis: Diagnosis, Non-Surgical Management, and Surgical Techniques. Springer US; 2015:59-94. doi:10.1007/978-1-4899-7575-1_6
8. Johnsen LG, Brinckmann P, Hellum C, et al. Segmental mobility, disc height and patient-reported outcomes after surgery for degenerative disc disease: a prospective randomised trial comparing disc replacement and multidisciplinary rehabilitation. Bone Jt J. 2013;95-B(1):81-89. doi:10. 1302/0301-620X.95B1.29829
9. Vaccaro AR, Bono CM, eds. Minimally Invasive Spine Surgery. 1st edition. CRC Press; 2007.
10. Boos N, Aebi M, eds. Spinal Disorders: Fundamentals of Diagnosis and Treatment. Springer-Verlag; 2008. doi:10.1007/978-3-540-69091-7