TƯƠNG QUAN CHỈ SỐ T-SCORE ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY VỚI T-SCORE CỔ XƯƠNG ĐÙI VÀ CỘT SỐNG THẮT LƯNG TRONG ĐÁNH GIÁ LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Huỳnh Nguyên Thuận1,2,, Lê Quang Khang1, Nguyễn Phạm Bảo Ngọc1, Võ Thành Toàn2, Đỗ Võ Công Nguyên2, Nguyễn Thị Mỹ Trang2, Vũ Trí Lộc3
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất
3 Đại học Tân Tạo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm sử dụng phương pháp đo mật độ xương DEXA tại vị trí xương cổ tay để chẩn đoán loãng xương và tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương ở đầu dưới xương quay và vùng cổ xương đùi, cột sống thắt lưng trên bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân trên 60 tuổi, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng, xương đùi và xương quay bằng phương pháp DEXA tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023. Kết Quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 70.4 ± 6.35 tuổi, với nữ giới chiếm 81.67%. Tỷ lệ loãng xương là 41.67% khi đo tại cột sống và xương đùi. T-Score tại vị trí MID xương quay có tương quan tuyến tính với T-score của xương đùi và cột sống (p < 0.001). T-score tại vị trí 1/3R xương quay có tương quan tuyến tính với T-score cột sống thắt lưng và không tương quan với vị trí cổ xương đùi. T-score tại vị trí UDR xương quay không có tương quan tuyến tính với T-score tại xương đùi và cột sống thắt lưng. Kết Luận: Đo mật độ xương tại vị trí xương quay bằng phương pháp DEXA có thể cung cấp thông tin hữu ích trong chẩn đoán loãng xương. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa T-score của xương quay và các vị trí khác như cột sống thắt lưng và xương đùi, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kanis JA, McCloskey EV, Johansson H, Oden A, Melton LJ, 3rd, Khaltaev N. A reference standard for the description of osteoporosis. Bone. Mar 2008;42(3):467-75. doi:10.1016/ j.bone.2007.11.001
2. Gullberg B, Johnell O, Kanis JA. World-wide projections for hip fracture. Osteoporos Int. 1997;7(5):407-13. doi:10.1007/pl00004148
3. Ward RJ, Roberts CC, Bencardino JT, et al. ACR Appropriateness Criteria ® Osteoporosis and Bone Mineral Density. Journal of the American College of Radiology. 2017-05-01 2017;14(5): S189-S202. doi:10.1016/j.jacr. 2017.02.018
4. AGENCY IAE. Dual Energy X Ray Absorptiometry for Bone Mineral Density and Body Composition Assessment. 2011.
5. Tripto-Shkolnik L, Vered I, Peltz-Sinvani N, Kowal D, Goldshtein I. Bone Mineral Density of the 1/3 Radius Refines Osteoporosis Diagnosis, Correlates With Prevalent Fractures, and Enhances Fracture Risk Estimates. Endocrine Practice. 2021/05/01/ 2021;27(5):408-412. doi:https://doi.org/10.1016/j.eprac.2020.12.010
6. Ji MX, Yu Q. Primary osteoporosis in postmenopausal women. Chronic Diseases and Translational Medicine. 2015-03-01 2015;1(1):9-13. doi:10.1016/j.cdtm.2015.02.006
7. Miyamura S, Kuriyama K, Ebina K, et al. Utility of Distal Forearm DXA as a Screening Tool for Primary Osteoporotic Fragility Fractures of the Distal Radius: A Case-Control Study. JBJS Open Access. 2020;5(1): e0036. doi:10.2106/jbjs. Oa.19.00036
8. Schwarz Y, Goldshtein I, Friedman YE, et al. Bone mineral density of the ultra-distal radius: are we ignoring valuable information? Arch Osteoporos. Feb 2 2023;18(1): 28. doi:10.1007/ s11657-023-01218-w
9. Ma SB, Lee SK, An YS, Kim W-S, Choy WS. The clinical necessity of a distal forearm DEXA scan for predicting distal radius fracture in elderly females: a retrospective case-control study. BMC Musculoskeletal Disorders. 2023-03-09 2023; 24(1)doi:10.1186/s12891-023-06265-5
10. Eastell R, Rosen CJ, Black DM, Cheung AM, Murad MH, Shoback D. Pharmacological Management of Osteoporosis in Postmenopausal Women: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2019-05-01 2019;104(5):1595-1622. doi:10.1210/jc.2019-00221.