NGHIÊN CỨU TỶ LỆ DI CĂN HẠCH CHẬU BÊN SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP

Trần Đức Huy1, Trần Thanh Sang2,, Phạm Ngọc Trường Vinh2, Lê Trung Kiên2, Ung Văn Việt1, Nguyễn Hữu Thịnh1
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ di căn hạch chậu bên (DCHCB) và các yếu tố liên quan DCHCB sau phẫu thuật điều trị triệt căn UTTT thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 115 người bệnh (NB) UTTT thấp được điều trị triệt căn tại BV Đại học Y Dược TP.HCM từ 01/2016 đến 05/2021. NB sau điều trị được theo dõi và chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hoặc cộng hưởng từ (CHT) định kì. Tiêu chuẩn chẩn đoán DCHCB trên CLVT là đường kính trục ngắn ≥ 7 mm đối với hạch dọc động mạch chậu trong (ĐMCT) và động mạch bịt (ĐMB), hoặc ≥ 10 mm đối với hạch dọc động mạch chậu chung (ĐMCC) và động mạch chậu ngoài (ĐMCN). Kết quả: Tuổi trung bình là 56,07 (27-88 tuổi), 60% là nam. Tỷ lệ DCHCB là 10,4% trong suốt thời gian theo dõi trung bình 28 tháng, chiếm 75% trong số các trường hợp tái phát vùng chậu (TPVC). Vị trí hạch chậu bên di căn phổ biến nhất là ĐMCT (45,8%) và ĐMB (33,3%). Tỷ lệ sống còn không DCHCB sau 24 tháng là 94,1%. Các yếu tố liên quan đến DCHCB gồm kích thước u ³ 30 mm (p=0,049), khoảng cách từ bờ dưới u đến rìa hậu môn >70 mm (p=0,014), diện cắt vòng theo chu vi dương tính (CRM +) (p=0,007), loại mô học ung thư biểu mô tuyến - nhầy nhẫn (p=0,024), giai đoạn pTNM (p=0,009), nồng độ CEA sau phẫu thuật > 5 ng/ml (p=0,049) và phẫu thuật cắt cụt trực tràng ngả bụng- tầng sinh môn (APR) (p=0,005). Kết luận: DCHCB là vị trí tái phát thường gặp trong TPVC. NB có yếu tố liên quan DCHCB cần được theo dõi sát và cân nhắc phẫu thuật nạo hạch chậu sớm khi nghi ngờ di căn trong thời gian theo dõi.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hashiguchi Y, Muro K, Saito Y, et al. Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) guidelines 2019 for the treatment of colorectal cancer. Int J Clin Oncol. Jan 2020;25(1):1-42. doi:10.1007/s10147-019-01485-z
2. Matsuyama T, Yamauchi S, Masuda T, et al. Treatment and subsequent prognosis in locally recurrent rectal cancer: a multicenter retrospective study of 498 patients. Int J Colorectal Dis. Jun 2021;36(6):1243-1250. doi:10.1007/s00384-021-03856-3
3. Westberg K, Palmer G, Hjern F, Johansson H, Holm T, Martling A. Management and prognosis of locally recurrent rectal cancer - A national population-based study. Eur J Surg Oncol. Jan 2018;44(1):100-107. doi:10.1016/ j.ejso.2017.11.013
4. Ogura A, Konishi T, Beets GL, et al. Lateral Nodal Features on Restaging Magnetic Resonance Imaging Associated With Lateral Local Recurrence in Low Rectal Cancer After Neoadjuvant Chemoradiotherapy or Radiotherapy. JAMA Surg. Sep 1 2019;154(9): e192172. doi:10.1001/ jamasurg.2019.2172
5. Gao X, Wang C, Yu Y, Singh D, Yang L, Zhou Z. Lateral lymph node dissection reduces local recurrence of locally advanced lower rectal cancer in the absence of preoperative neoadjuvant chemoradiotherapy: a systematic review and meta-analysis. World J Surg Oncol. Nov 23 2020; 18(1): 304. doi:10.1186/s12957-020-02078-1
6. Ogawa S, Itabashi M, Inoue Y, et al. Lateral pelvic lymph nodes for rectal cancer: A review of diagnosis and management. World J Gastrointest Oncol. Oct 15 2021; 13(10):1412-1424. doi:10. 4251/wjgo.v13.i10.1412
7. Tsukamoto S, Fujita S, Ota M, et al. Long-term follow-up of the randomized trial of mesorectal excision with or without lateral lymph node dissection in rectal cancer (JCOG0212). Br J Surg. Apr 2020;107(5): 586-594. doi:10.1002/ bjs.11513
8. Kusters M, Beets GL, van de Velde CJ, et al. A comparison between the treatment of low rectal cancer in Japan and the Netherlands, focusing on the patterns of local recurrence. Ann Surg. Feb 2009; 249(2): 229-35. doi:10.1097/ SLA.0b013e318190a664