ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN TƯ THẾ NGHIÊNG SẤP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Hoàng1,, Trịnh Doãn Đông2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất di căn hạch trong phẫu thuật nội soi cắt thực quản tư thế nghiêng sấp, nạo vét hạch 3 vùng điều trị ung thư biểu mô thực quản tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 20 bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô vảy thực quản được phẫu thuật nội soi ngực bụng tư thế nghiêng sấp. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình 59.75 ± 6.96. Nam giới chiếm tỷ lệ 100%. Số BN được điều trị hóa xạ tiền phẫu có 15 trường hợp chiếm 75%.  Vị trí khối ung thư thực quản đoạn ngực 1/3 giữa chiếm 56.2%, đoạn ngực 1/3 dưới chiếm 48.2%. Giai đoạn IIB và IIIB chiếm tỷ lệ nhiều nhất 31.5%, giai đoạn IA, IB, IIA đều chiếm 12.5%. Số hạch cổ phải trung bình nạo vét được là 13,8 ± 7,16 hạch, với tỉ lệ di căn là 0%, số hạch cổ trái nạo vét được trung bình là 13.65 ± 4.8 hạch, với tỉ lệ di căn là 5%. Số hạch dọc dây thần kinh thanh quản quặt ngược phải (TKTQQNP) nạo vét được là 6.9 ± 3.7 hạch, với tỉ lệ di căn là 2 trường hợp chiếm 10%, số hạch trung bình dọc dây thần kinh thanh quản quặt ngược trái (TKTQQNT) nạo vét được là 5.65 ± 4.85 hạch, với tỉ lệ di căn là 5%. Số hạch ngực trung bình nạo vét được là 18.85 ± 6.64 hạch, với tỉ lệ di căn là 3 trường hợp chiếm 15%. Số hạch bụng trung bình nạo vét được là 11.95 ± 6.88 hạch với tỉ lệ di căn hạch là 15%. Kết luận: Tỉ lệ di căn hạch cổ trong nghiên cứu của chúng tôi là 5%, tỉ lệ di căn hạch ngực là 15% và tỉ lệ di căn hạch bụng là 15%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sugawara K, Yamashita H, Uemura Y, et al. Numeric pathologic lymph node classification shows prognostic superiority to topographic pN classification in esophageal squamous cell carcinoma. Surgery. 2017;162(4):846-856. doi:10.1016/j.surg.2017.06.013
2. Ando N, Ozawa S, Kitagawa Y, Shinozawa Y, Kitajima M. Improvement in the results of surgical treatment of advanced squamous esophageal carcinoma during 15 consecutive years. Ann Surg. 2000;232(2):225-232. doi:10.1097/00000658-200008000-00013
3. Nishimura E, Matsuda S, Takeuchi M, Kawakubo H, Kitagawa Y. Trends in Lymphadenectomy for Esophageal/ Esophagogastric Junction Cancer. Lymphatics. 2023;1(2): 77-86. doi:10.3390/ lymphatics1020008
4. Hagen JA, DeMeester SR, Peters JH, Chandrasoma P, DeMeester TR. Curative resection for esophageal adenocarcinoma: analysis of 100 en bloc esophagectomies. Ann Surg. 2001;234(4):520-530; discussion 530-531. doi:10.1097/00000658-200110000-00011
5. Hagens ERC, van Berge Henegouwen MI, Gisbertz SS. Distribution of Lymph Node Metastases in Esophageal Carcinoma Patients Undergoing Upfront Surgery: A Systematic Review. Cancers. 2020;12(6):1592. doi:10.3390/ cancers12061592
6. Lerut T, Nafteux P, Moons J, et al. Three-field lymphadenectomy for carcinoma of the esophagus and gastroesophageal junction in 174 R0 resections: impact on staging, disease-free survival, and outcome: a plea for adaptation of TNM classification in upper-half esophageal carcinoma. Ann Surg. 2004;240(6): 962-972; discussion 972-974. doi: 10.1097/01. sla.0000145925.70409.d7
7. Wang J, Yang Y, Shaik MS, et al. Three-Field versus Two-Field Lymphadenectomy for Esophageal Squamous Cell Carcinoma: A Meta-Analysis. J Surg Res. 2020;255:195-204. doi:10.1016/j.jss.2020.05.057
8. Bona D, Lombardo F, Matsushima K, et al. Three-field versus two-field lymphadenectomy for esophageal squamous cell carcinoma: A long-term survival meta-analysis. Surgery. 2022;171(4):940-947. doi:10.1016/j.surg.2021.08.029
9. Schwarz RE, Smith DD. Clinical impact of lymphadenectomy extent in resectable esophageal cancer. J Gastrointest Surg Off J Soc Surg Aliment Tract. 2007;11(11):1384-1393; discussion 1393-1394. doi:10.1007/s11605-007-0264-2