ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT CỤC NGẮN HẠN CỦA NGƯỜI BỆNH NHẬP VIỆN VÌ SUY TIM MẤT BÙ CẤP TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Nguyễn Quang Trung1,, Nguyễn Hoàng Anh1, Đinh Tấn Quỳnh1, Nguyễn Hoàng Hải1
1 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim là nguyên nhân dẫn đến nhập viện hàng đầu ở người trưởng thành. Việc xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở người bệnh suy tim có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ tái nhập viện và tử vong tim mạch. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp mất bù và đánh giá tỉ lệ tử vong nội viện, thời gian trung bình nằm viện và tỉ lệ tái nhập viện. Phương pháp: Nghiên cứu khảo sát cắt ngang, tiến cứu, lấy mẫu liên tục bao gồm các trường hợp nhập viện vì suy tim cấp, thời gian từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023 tại khoa nội tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Phân tích đơn biến, chi bình phương, Student t và Mann Whitney tests được sử dụng trong phân tích dữ liệu nghiên cứu. Phân tích đa biến, hồi quy logistic được sử dụng. Kết quả: Dữ liệu thu nhận được gồm 213 bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu, với tuổi trung bình là 66,8 (± 14,5), và 45,5% là nam giới. Các bệnh đồng mắc thường gặp, phổ biến ở người bệnh suy tim là tăng huyết áp (93%), rối loạn lipid máu (83,1%), đái tháo đường (59%), bệnh mạch vành (33,3%) và rung nhĩ (30%). Yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhập viện ở người bệnh suy tim là nhiễm trùng (45%), không tuân thủ điều trị (26%), hội chứng vành cấp (15%), tăng huyết áp không kiểm soát (12%) và rối loạn nhịp (12%). Chức năng tâm thu thất trái trung bình (EF) là 37%, 56% là suy tim EF giảm và 34% là suy tim có EF bảo tồn (HFpEF). Thời gian nằm viện trung bình của người bệnh là 6 ngày, tỉ lệ tử vong nội viện và tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau xuất viện là 15% và 32%. Kết luận: Những bệnh nhân suy tim mất bù cấp nhập khoa tim mạch bệnh viện Nhân Dân Gia Định có tỉ lệ tử vong nội viện và tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau xuất viện còn cao. 56% các trường hợp suy tim mất bù cấp nhập viện là suy tim có phân suất tống máu giảm và 34% trường hợp là suy tim có phân suất tống máu bảo tồn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Conrad N, Judge A, Tran J, Mohseni H, Hedgecott D, Crespillo AP, Allison M, "Temporal trends and patterns in heart failure incidence: a population-based study of 4 million individuals," Lancet, no. 391, pp. 571-580, 2018.
2. "A contemporary appraisal of the heart failure epidemic in Olmsted County, Minnesota, 2000 to 2010," JAMA Intern Med, no. 175, pp. 996-1004, 2015.
3. Nieminen MS, Brutsaert D, Dickstein K, Drexler H, Follath F, Harjola VP, Hochadel M, Komajda M, Lassus J, Lopez-Sendon JL, Ponikowski P, Tavazzi L, "EuroHeart Survey Investigators, Heart Failure Association of the EuropeanSociety of Cardiology. EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey on hospitalized acute heart failure patients: description of population," Eur Heart J, no. 27, pp. 2725-2736, 2006.
4. Wehner GJ, Jing L, Haggerty CM, Suever JD, Leader JB, Hartzel DN, KirchnerHL, Manus JNA, James N, Ayar Z, Gladding P, Good CW, Cleland JGF,Fornwalt BK, "Routinely reported ejection fraction and mortality in clinical practice: where does the nadir of risk lie?," Eur Heart J, no. 41, pp. 1249-1257, 2020.
5. Hoàng Văn Sỹ, Triệu Khánh Vinh, Trương Phi Hùng, Lý Văn Chiêu, Nguyễn Tri Thức, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP NHẬP VIỆN CÓ BIẾN CỐ TỬ VONG VÀ TÁI NHẬP VIỆN 30 NGÀY SAU XUẤT VIỆN, HCM: Tạp chí Y Học Việt Nam, 2023.
6. "Short-term intravenous milrinone for acute exacerbation of chronic heart failure: a randomized controlled trial," JAMA, no. 287, pp. 1541 - 8, 2002.
7. Kirkwood F. Adams, Jr, Gregg C. Fonarow, Charles L. Emerman, Thierry H. LeJemtel et al, "Characteristics and outcomes of patients hospitalized for heart failure in the United States: Rationale, design,and preliminary observations from the first 100,000 cases in the Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE)," American Heart Journal, no. 149, pp. 209-16, 2005.
8. "Clinical risk prediction model for 30-day all-cause rehospitalisation or mortality in patients hospitalised with heart failure," Int J Cardiol, no. 350, pp. 69-76, 2022.
9. Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Diễm, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống KCCQ," Tạp chí tim mạch học Việt Nam, no. 93, pp. 158-164, 2021.