ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG THẦN KINH THANH QUẢN QUẶT NGƯỢC TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THỰC QUẢN, NẠO VÉT HẠCH HAI VÙNG MỞ RỘNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN K

Phạm Văn Bình1,, Nguyễn Đức Duy1, Thái Đức An1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nạo vét hạch quanh thần kinh thanh quản quặt ngược (TKTQQN) luôn là một trong những vị trí thách thức nhất với quy trình nạo vét hạch ung thư thực quản. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ và các yếu tố liên quan với tổn thương TKTQQN (TTTKTQQN) xảy ra trong quá trình cắt thực quản, nạo vét hạch điều ung thư biểu mô vảy thực quản bằng phẫu thuật nội soi 3D tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tại Bệnh viện K từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024 trên các bệnh nhân ung thư biểu mô vảy thực quản được phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản – nạo vét hạch hai vùng mở rộng. Kết quả: Với 60 bệnh nhân được ghi nhận vào nghiên cứu có 8,3% tổn thương độ II. Sau thời gian trung bình trên 6 tháng theo dõi, 76,9% trường hợp tổn thương phục hồi hoàn toàn. Tất cả các trường hợp đều tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược trái. Tuổi, BMI, thời gian nằm hồi sức và nằm viện trung bình không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Ghi nhận nhóm bệnh nhân đã hóa xạ trị tiền phẫu có tỷ lệ tổn thương TKTQQN cao hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,015; RR = 4,7; KTC 95% =1,3 – 17,0). Kết luận: Ghi nhận tỷ lệ tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược độ II trong quá trình nạo vét hạch điều trị ung thư thực quản là 8.3%. Tổn thương TKTQQN liên quan với tình trạng hóa xạ trị tiền phẫu trước mổ. Cần áp dụng biện pháp kĩ thuật với một quy trình thống nhật trong nạo vét hạch quanh TKTQQN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024;74(3):229-263. doi:10.3322/caac.21834
2. Sheikh M, Roshandel G, McCormack V, Malekzadeh R. Current Status and Future Prospects for Esophageal Cancer. Cancers. 2023;15(3):765. doi:10.3390/cancers15030765
3. Chiu CH, Wen YW, Chao YK. Lymph node dissection along the recurrent laryngeal nerves in patients with oesophageal cancer who had undergone chemoradiotherapy: is it safe? Eur J Cardiothorac Surg. 2018;54(4):657-663. doi:10.1093/ejcts/ezy127
4. Guo Q, Li H, Wang H, Zhang D, Li Y. Effects of standard and total two-field lymph node dissection on prognosis of patients undergoing Esophagectomy. Pak J Med Sci. 2022;38(4Part-II):950-954. doi:10.12669/pjms.38.4.4031
5. Matsuda S, Takeuchi H, Kawakubo H, Kitagawa Y. Three-field lymph node dissection in esophageal cancer surgery. J Thorac Dis. 2017;9(Suppl 8):S731.
6. Katayama H, Kurokawa Y, Nakamura K, et al. Extended Clavien-Dindo classification of surgical complications: Japan Clinical Oncology Group postoperative complications criteria. Surg Today. 2016;46:668-685. doi:10.1007/s00595-015-1236-x
7. Scholtemeijer MG, Seesing MFJ, Brenkman HJF, Janssen LM, Hillegersberg R van, Ruurda JP. Recurrent laryngeal nerve injury after esophagectomy for esophageal cancer: incidence, management, and impact on shortand long-term outcomes. J Thorac Dis. 2017;9(Suppl 8). doi:10.21037/jtd.2017.06.92
8. Otsuka K, Murakami M, Goto S, et al. Minimally invasive esophagectomy and radical lymph node dissection without recurrent laryngeal nerve paralysis. Surg Endosc. 2020;34:2749-2757.
9. Jeon YJ, Cho JH, Lee HK, et al. Management of patients with bilateral recurrent laryngeal nerve paralysis following esophagectomy. Thorac Cancer. 2021;12(12):1851-1856. doi:10.1111/ 1759-7714.13940
10. Wang K, Tepper JE. Radiation therapy-associated toxicity: Etiology, management, and prevention. CA Cancer J Clin. 2021;71(5):437-454. doi:10.3322/caac.21689