NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT HIỆN POLYP ĐẠI TRÀNG ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Vũ Thị Hà1, Nguyễn Thanh Tùng2,3, Đào Việt Hằng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
3 Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên mù đơn có đối chứng so sánh tỉ lệ phát hiện, tỉ lệ bỏ sót polyp (PDR, PMR), adenoma (ADR, AMR), số adenoma trên mỗi cuộc soi (APC) và số adenoma trên mỗi bệnh nhân có adenoma (APP) giữa nội soi đại tràng (NSĐT) truyền thống – nhóm chứng và nội soi đại tràng có hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) – nhóm can thiệp. Bác sĩ nội soi rút dây quan sát đại tràng 02 lần mỗi lần tối thiểu 6 phút (không tính thời gian làm thủ thuật). Lần rút dây 1 có/không có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo dựa trên bốc thăm ngẫu nhiên. Lần rút dây 2 không có trí tuệ nhân tạo. Polyp phát hiện trong quá trình soi được ghi nhận về: vị trí phát hiện, hình dạng theo phân loại Paris, kích thước và kết quả mô bệnh học. Kết quả: nghiên cứu thu tuyển được 74 bệnh nhân trong đó nhóm chứng là 36 bệnh nhân và nhóm can thiệp là 38 bệnh nhân. Không có sự khác biệt về các đặc điểm: tuổi, giới triệu chứng lâm sàng, điểm Boston, thời gian rút giây giữa hai nhóm, kinh nghiệm của bác sĩ soi.  Trong lần soi 1 phát hiện 92 polyp trong đó nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 44 polyp và 48 polyp; trong lần soi 2 mỗi nhóm phát hiện thêm lần lượt là 10 và 12 polyp. PDR, PMR, ADR, AMR của nhóm chứng lần lượt là: 44,4%, 25%, 33,3%, 22,2%, ở nhóm can thiệp là: 52,6%, 22,7%, 28,9%, 20,7%. APC, APP ở nhóm chứng là 1 và 3, ở nhóm can thiệp là 0,76 và 2,64. Không có sự khác biệt về các chỉ số PDR, PMR, ADR, AMR, APC, APP giữa hai nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. Sung et al., “Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries,” CA Cancer J Clin, vol. 71, no. 3, pp. 209–249, May 2021, doi: 10.3322/caac.21660.
2. W. B. Strum, “Colorectal Adenomas,” N Engl J Med, vol. 374, no. 11, pp. 1065–1075, Mar. 2016, doi: 10.1056/NEJMra1513581.
3. P. Wieszczy, J. Regula, and M. F. Kaminski, “Adenoma detection rate and risk of colorectal cancer,” Best Pract Res Clin Gastroenterol, vol. 31, no. 4, pp. 441–446, Aug. 2017, doi: 10.1016/j.bpg.2017.07.002.
4. Tkl L. et al., “Computer-assisted detection versus conventional colonoscopy for proximal colonic lesions: a multicenter, randomized, tandem-colonoscopy study,” Gastrointestinal endoscopy, vol. 97, no. 2, Feb. 2023, doi: 10.1016/ j.gie.2022.09.020.
5. P. Wang et al., “Lower Adenoma Miss Rate of Computer-Aided Detection-Assisted Colonoscopy vs Routine White-Light Colonoscopy in a Prospective Tandem Study,” Gastroenterology, vol. 159, no. 4, pp. 1252-1261.e5, Oct. 2020, doi: 10.1053/j.gastro.2020.06.023.
6. Đào Việt Hằng và cộng sự. “Nghiên cứu đánh giá độ chính xác của thuật toán Efficientnet trong phát hiện và khoanh vùng polyp đại tràng” Tạp chí y học Việt Nam 509 (1), 2021, p319-322
7. S. Wang, A. S. Kim, T. R. Church, D. G. Perdue, and A. Shaukat, “Adenomas per colonoscopy and adenoma per positive participant as quality indicators for screening colonoscopy,” Endosc Int Open, vol. 8, no. 11, pp. E1560–E1565, Nov. 2020, doi: 10.1055/a-1261-9074.
8. Mahsa Ahadi and G. Aj, “The 2019 World Health Organization Classification of appendiceal, colorectal and anal canal tumours: an update and critical assessment,” Pathology, vol. 53, no. 4, Jun. 2021, doi: 10.1016/j.pathol.2020.10.010.
9. E. S. Boroff, S. R. Gurudu, J. G. Hentz, J. A. Leighton, and F. C. Ramirez, “Polyp and adenoma detection rates in the proximal and distal colon,” Am J Gastroenterol, vol. 108, no. 6, pp. 993–999, Jun. 2013, doi: 10.1038/ajg.2013.68.
10. Đào Việt Hằng và cộng sự. “Kết quả ứng dụng nội soi đại tràng có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng gần” Tạp chí y học Việt Nam 519 (2), 2022, p123-127