TRẢI NGHIỆM VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA CÁC BÁC SĨ NỘI SOI VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TÍCH HỢP THUẬT TOÁN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO HỖ TRỢ TRONG NỘI SOI TIÊU HÓA TẠI VIỆT NAM

Đào Việt Hằng1,2,3,, Nguyễn Thị Huyền Trang3, Vũ Thị Thu Uyên3, Lâm Ngọc Hoa3, Nguyễn Phúc Bình3, Nguyễn Thanh Tùng3, Hoàng Bảo Long3, Trịnh Tố Trâm3, Đào Văn Long1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào nội soi bắt đầu được triển khai gần đây tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mô tả trải nghiệm và đánh giá sự chấp nhận của các bác sĩ nội soi về việc triển khai hệ thống tích hợp AI hỗ trợ trong nội soi tiêu hóa. Khảo sát trực tuyến qua Google Forms, chọn mẫu thuận tiện trên các bác sĩ nội soi (BSNS) tại Việt Nam từ tháng 12/2023 đến tháng 05/2024. Trong 59 bác sĩ tham gia khảo sát, 57,6% BSNS từng trải nghiệm các hệ thống tích hợp AI hỗ trợ trong nội soi và tham gia các nghiên cứu liên quan. Phát hiện tổn thương chính xác là ưu điểm được đánh giá cao nhất của hệ thống tích hợp AI hỗ trợ nội soi, chiếm 72,9%. Nhược điểm đáng chú ý là tỷ lệ dương tính giả quá cao gây nhiễu liên tục trong quá trình soi, chiếm 57,6%. Khả năng phát hiện tổn thương là tính năng cần được ưu tiên nhất trong khi phát triển thuật toán AI. 59,3% bác sĩ có mức độ chấp nhận cao với sự hỗ trợ của AI trong nội soi. Không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ chấp nhận hệ thống AI trong nội soi giữa các nhóm bác sĩ có kinh nghiệm và trải nghiệm hệ thống AI khác nhau. Nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng về mức độ chấp nhận của các bác sĩ với AI, giúp xác định ưu nhược điểm và quan điểm vấn đề ưu tiên phát triển công cụ AI hỗ trợ nội soi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yoshimizu, S., et al., Differences in upper gastrointestinal neoplasm detection rates based on inspection time and esophagogastroduodenoscopy training. Endosc Int Open, 2018. 6(10): p. E1190-E1197.
2. Arif, A.A., S.X. Jiang, and M.F. Byrne, Artificial intelligence in endoscopy: Overview, applications, and future directions. Saudi J Gastroenterol, 2023. 29(5): p. 269-277.
3. Kader, R., et al., Survey on the perceptions of UK gastroenterologists and endoscopists to artificial intelligence. Frontline Gastroenterol, 2022. 13(5): p. 423-429.
4. Lee, J., et al., Survey on the perceptions of Asian endoscopists to artificial intelligence. 2024.
5. Tian, L., et al., Endoscopists' acceptance on the implementation of artificial intelligence in gastrointestinal endoscopy: development and case analysis of a scale. Frontiers in Medicine, 2022. 9: p. 760634.
6. Leenhardt, R., et al., PEACE: Perception and Expectations toward Artificial Intelligence in Capsule Endoscopy. J Clin Med, 2021. 10(23).
7. Ahmed, Z., et al., Knowledge, attitude, and practice of artificial intelligence among doctors and medical students in Pakistan: A cross-sectional online survey. Ann Med Surg (Lond), 2022. 76: p. 103493.
8. Wadhwa, V., et al., Physician sentiment toward artificial intelligence (AI) in colonoscopic practice: a survey of US gastroenterologists. Endosc Int Open, 2020. 8(10): p. E1379-e1384.