KIẾN THỨC VỀ LOÉT BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - KẾT QUẢ TỪ MỘT CUỘC KHẢO SÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 2021 ĐẾN 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hiểu biết bàn chân đái tháo đường giúp bệnh nhân chủ động phòng tránh biến chứng này. Tại Việt Nam, việc giáo dục bệnh nhân chưa được thực hiện thường quy. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kiến thức của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Chợ Rẫy về các nguyên nhân cơ học gây ra loét bàn chân, cách thức xuất hiện và diễn tiến vết loét bàn chân. Phương pháp: Mô tả cắt ngang gồm 374 bệnh nhân đến khám hoặc nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2021 đến năm 2022. Thu thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn trong đó bảy câu hỏi kiến thức được lấy từ bảng câu hỏi Patient Interpretation of Neuropathy (PIN) (Physical Causes of Ulcers subscale and Acute Foot Ulcer Onset subscale) của tác giả Vileikyte và cộng sự. Kết quả: Điểm trung bình kiến thức của cả nhóm nghiên cứu là khá cao 26,4 ± 4,45 trên tổng 35 điểm. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời sai một số điểm kiến thức sau đây vẫn còn cao: 56,1% bệnh nhân cho rằng vết loét chỉ xuất hiện sau một thời gian dài bị đái tháo đường, 44,6% và 42,0% bệnh nhân không hiểu rằng chai chân, khô da là những nguyên nhân cơ học gây loét bàn chân. Phân tích cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, trình độ học vấn của người bệnh với kiến thức về loét bàn chân đái tháo đường. Kết luận: Kiến thức của người bệnh về vết loét bàn chân đái tháo đường vẫn còn hạn chế. Giới, trình độ học vấn là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kiến thức của bệnh nhân về vết loét bàn chân người đái tháo đường
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: loét bàn chân, đái tháo đường, kiến thức
Tài liệu tham khảo
2. Duc Son, L.N.T., Kusama, K., Hung, N.T.K., Loan, T.T.H., Chuyen, N.V., Kunii, D., Sakai, T., Yamamoto, S.,. Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam. Diabet Med (2004) 21, 371–376.
3. George, H., Rakesh, P., Krishna, M., Alex, R., Abraham, V.J., George, K., Prasad, J.H.. Foot Care Knowledge and Practices and the Prevalence of Peripheral Neuropathy Among People with Diabetes Attending a Secondary Care Rural Hospital in Southern India. J Family Med Prim Care (2013) 2, 27–32.
4. Gopalan, A., Mishra, P., Alexeeff, S.E., Blatchins, M.A., Kim, E., Man, A.H., Grant, R.W.,. Prevalence and predictors of delayed clinical diagnosis of Type 2 diabetes: a longitudinal cohort study. Diabet Med (2018) 35, 1655–1662.
5. Guidelines on the prevention of foot ulcers in persons with diabetes (IWGDF 2019 update) - Bus - 2020 - Diabetes/Metabolism Research and Reviews - Wiley Online Library [WWW Document], n.d. URL https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/dmrr.3269 (accessed 12.20.20).
6. Magliano, D.J., Boyko, E.J., IDF Diabetes Atlas 10th edition scientific committee. IDF DIABETES ATLAS, 10th ed, IDF Diabetes Atlas 2021. International Diabetes Federation, Brussels.
7. Reiber, G.E., Vileikyte, L., Boyko, E.J., del Aguila, M., Smith, D.G., Lavery, L.A., Boulton, A.J.,. Causal pathways for incident lower-extremity ulcers in patients with diabetes from two settings. Diabetes Care (1999) 22, 157–162.
8. Vileikyte, L., Gonzalez, J.S., Leventhal, H., Peyrot, M.F., Rubin, R.R., Garrow, A., Ulbrecht, J.S., Cavanagh, P.R., Boulton, A.J.M.,. Patient Interpretation of Neuropathy (PIN) questionnaire: an instrument for assessment of cognitive and emotional factors associated with foot self-care. Diabetes Care (2006) 29, 2617–2624.