CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ CHO PHỤ NỮ MANG THAI TẠI MỘT BỆNH VIỆN PHỤ SẢN

Trần Đào Mỹ Tú1, Nguyễn Thắng1,, Nguyễn Hoàng Bách1, Ngô Văn Dũng2, Huỳnh Thị Hồng Yến2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai (PNMT) tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiếu dữ liệu nghiên cứu và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thuốc (drug related problems, DRPs). Do đó, việc xác định DRPs trong kê đơn cho PNMT là cần thiết để tối ưu hóa điều trị. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm kê đơn thuốc ngoại trú, xác định tỷ lệ và phân loại mỗi DRP trong kê đơn ngoại trú cho PNMT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên các đơn thuốc ngoại trú của PNMT từ tháng 05/2023 đến tháng 01/2024 tại một bệnh viện phụ sản tại Cần Thơ. DRPs được xác định bằng cách so sánh đơn thuốc với các nguồn tài liệu tham khảo. DRPs được phân loại theo Quyết định 3547/QĐ-BYT về việc ban hành mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc. Kết quả: 333 đơn thuốc được khảo sát. PNMT có độ tuổi trung bình 29,42 ± 5,539. Nhóm tuổi 25 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%). Nhóm thuốc nội tiết được sử dụng với tỷ lệ cao nhất (47,5%). Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 DRP là 17,4%. Trung bình 0,2 DRPs/ đơn thuốc. Các DRP được ghi nhận phổ biến nhất gồm thời điểm dùng chưa phù hợp (6,9%), liều dùng quá thấp (5,7%), đường dùng chưa phù hợp (3%), vấn đề khác về lựa chọn thuốc (1,8%), không có chỉ định (1,8%), hướng dẫn liều chưa phù hợp rõ ràng (0,9%), liều dùng quá cao (0,3%). Kết luận: Tỷ lệ đơn thuốc có DRPs khá thấp, điều này cho thấy quá trình kê đơn ngoại trú cho đối tượng PNMT được đề cao và cẩn trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Ánh, Trần Thị Ngọc Linh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ đến khám phụ khoa có xét nghiệm HPV và tế bào học cổ tử cung bất thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp chí Y học 108. 2021;16(7):107-12.
2. Nguyễn Thị Nghĩa Bình. Phân tích đặc điểm kê đơn thuốc ngoại trú cho phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 2022.
3. Bộ Y tế. Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2022.
4. Alema NM, G. S, Melesse S, Araya EM, Gebremedhin H, Demsie DG, et al. Patterns and determinants of prescribed drug use among pregnant women in Adigrat general hospital, northern Ethiopia: a cross-sectional study. BMC pregnancy childbirth. 2020;20:1-9.
5. Briggs GG, Freeman RK, Towers CV, Forinash AB. Briggs drugs in pregnancy and lactation: a reference guide to fetal and neonatal risk: Lippincott Williams & Wilkins; 2021.
6. Holness N. High-risk pregnancy. Nursing Clinics of North America. 2018;53(2):241-51.
7. Sharma B, Deep J, Pandit C, Basnyat B, Khanal B, Raut B, et al. Overview on current approach on recurrent miscarriage and threatened miscarriage. Clin J Obstet Gynecol. 2020;3:151-7.
8. Smedberg J, Brathen M, Waka MS, Jacobsen AF, Gjerdalen G, Nordeng H. Medication use and drug-related problems among women at maternity wards-a cross-sectional study from two Norwegian hospitals. Eur J Clin Pharmacol. 2016;72(7):849-57.
9. Statista. Fertility rate in Vietnam from 2000 to 2020, with a forecast to 2025 by age group. 2020. https://www.statista.com/statistics/ 1101017/vietnam-fertility-rate-by-agegroup/.
10. van Mil JF, Westerlund LT. Classification for Drug related problems, Pharmaceutical Care Network Europe Association, V9.1. 2020.