NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NỘI SOI TIẾP XÚC TĂNG CƯỜNG TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC KHỐI U THANH QUẢN GIAI ĐOẠN TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Đỗ Thanh Thuỷ1,, Nguyễn Quang Trung2, Phạm Thuỳ Linh3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam CuBa
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đối chiếu hình ảnh nội soi thường, nội soi tiếp xúc tăng cường và kết quả mô bệnh học khối u thanh quản giai đoạn tiền ung thư và ung thư tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 61 người bệnh được chẩn đoán xác định có khối u thanh quản tại Trung tâm U bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 8/2023 đến tháng 9/2024. Trong số này, 3 bệnh nhân không thực hiện được nội soi tiếp xúc tăng cường do giả mạc, tư thế khó, hoặc chảy máu. Do đó, 58 bệnh nhân được đưa vào phân tích. Kết quả: Toàn bộ đối tượng nghiên cứu là nam giới. Độ tuổi trung bình là 61,6 ± 8,1 tuổi. Lý do chủ yếu khiến người bệnh đi khám chữa bệnh là khàn tiếng. Đa số bệnh nhân đến khám trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng kể từ khi triệu chứng xuất hiện (39,7%), sau đó là khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng (27,6%). Thể sùi chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,4%. Bệnh nhân có khối u nằm tại vị trí thanh môn chiếm tỷ lệ cao nhất (65,5%). Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng dây thanh di động bình thường và hạn chế lần lượt là 65,5% và 27,6%. Theo hình ảnh nội soi thường các khối u chỉ được đánh giá trên tiêu chí niêm mạc sùi loét, vùng lan trên các tầng thanh quản theo một cách chủ quan mà không được lượng giá, một số trường hợp không thể đánh giá được hết vùng tổn thương cũng như tiên lượng được tính chất lành tính hay ác tính của tổn thương, còn với nội soi tiếp xúc tăng cường có 17 trường hợp bạch sản được đánh giá thuộc cấu trúc tuýp 2 và 3, có tới 41/58 trường hợp hình ảnh soi được phân tuýp 4 được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô vảy. Ngoài ra với một số trường hợp phân tuýp 1 của tổn thương dạng polyp, tổn thương viêm trong nhóm chứng cũng được đánh giá rõ ràng và khách quan theo đúng phân loại của Puxeddu và cộng sự đã phát hiện cấu trúc mạch tân sinh của khối u thanh quản – hạ họng trong nội soi tiếp xúc tăng cường. Độ chính xác về chẩn đoán phân biệt giữa mô bình thường và bạch sản với ung thư biểu mô là 100%. Kết luận: Nội soi tiếp xúc tăng cường giúp dự đoán những thay đổi mô học trong tổn thương tiền ung thư và ung thư thanh quản dựa trên hình ảnh và cấu trúc mạch máu. Phương pháp này là một phương pháp quan trọng giúp quá trình chẩn đoán, điều trị, và theo dõi bệnh nhân tiền ung thư và ung thư thanh quản

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Vĩnh Toàn. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính của tổn thương ung thư thanh quản đối chiếu với phẫu thuật. Đại học Y Hà Nội; 2017.
2. Võ Thanh Quang, Nguyễn Quang Trung. Đánh giá giá trị chẩn đoán ung thư sớm bằng khám nội soi bước sóng ngắn. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 2016;1:48-56.
3. Lê Công Định, Phạm Văn Hữu. Kết quả phẫu thuật cắt dây thanh điều trị ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng. 2012:36-41.
4. Nguyễn Đình Phúc, Phạm Thị Kư, Phạm Thị Thông, và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản và hạ họng thanh quản qua 132 bệnh nhân tại khoa B1 viện Tai - Mũi - Họng TW từ 1995 - 1998. Tạp chí thông tin Y dược - Số đặc biệt chuyên đề ung thư, Viện thông tin thư viện Y học TW. 1999:48-50.
5. Tống Phước, Hội Lê Xuân Nhân, Huỳnh Thị Ni, Hoàng Ngọc Quỳnh Tiên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại Huế. Tạp chí y học lâm sàng. 2019;57:70-74.
6. Đỗ Xuân Anh. Nghiên cứu hình thái học u biểu mô dây thanh. Luận văn Thạc sỹ Y học Đại học Y Hà Nội; 2007.a
7. Schultz P. Vocal fold cancer. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis. Dec 2011; 128(6):301-8. doi:10.1016/j.anorl.2011.04.004
8. Dechaphunkul T. Epidemiology, Risk Factors, and Overall Survival Rate of Laryngeal Cancer in Songklanagarind Hospital. J Med Assoc Thai. 2011;94 (3):355-60.
9. Mishra A, Nilakantan A, Datta R, Sahai K, Singh SP, Sethi A. Contact Endoscopy - A promising tool for evaluation of laryngeal mucosal lesions. Journal of Laryngology and Voice. 2012;2(2):53-59. doi:10.4103/2230-9748.106978
10. Puxeddu R, Sionis S, Gerosa C, Carta F. Enhanced contact endoscopy for the detection of neoangiogenesis in tumors of the larynx and hypopharynx. Laryngoscope. Jul 2015;125(7): 1600-6. doi:10.1002/lary.25124