ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CẮT DẠ DÀY CỰC DƯỚI GIỮA MỔ NỘI SOI VÀ MỔ MỞ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY

Hoàng Phúc Thanh1,, Dương Trọng Hiền1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của phẫu thuật cắt dạ dày và nạo vét hạch nội soi so với phẫu thuật mở cắt dạ dày nạo vét hạch trong ung thư dạ dày. Phương pháp: Thực hiện nghiên cứu hồi cứu ghép cặp bệnh – chứng, chọn mẫu thuận tiện, có16 bệnh nhân mổ mở thuộc nhóm chứng và 16 bệnh nhân mổ nội soi thuộc nhóm bệnh trong năm 2019. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình cho nhóm mổ nội soi là 220,0±45,3 phút lâu hơn 181,9±41,0 phút ở nhóm mổ mở (p <0,05). Số hạch nạo vét ở 2 nhóm là như nhau. Thời gian trung tiện ở nhóm mổ nội soi sớm hơn nhóm mổ mở (3,13±0,62 so với 3,75±1,13 ngày; p < 0,05). Nhóm mổ nội soi có tỷ lệ sử dụng giảm đau hỗ trợ sau mổ ít hơn nhóm mổ mở ( 56,2% so với 91,9%, p < 0,05 ). Thời gian nằm viện sau mổ nội soi ngắn hơn mổ mở (7,81 ± 1,76 so với 10,25 ± 4,68 ngày; p < 0,05). Kết luận:  Mặc dù thời gian mổ nội soi dài hơn thời gian mổ mở và sử đòi hỏi những kỹ thuật cao hơn nhưng nó dẫn đến thời gian phục hồi ngắn hơn, ít giảm đau hơn sử dụng và bớt khó chịu về thể chất mà không ảnh hưởng khả năng điều trị phẫu thuật và kết quả ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Kitano S., Iso Y., Moriyama M. et al (1994). Laparoscopy-assisted Billroth I gastrectomy. Surg Laparosc Endosc, 4(2), 146–148.
2. Ramos MFKP, Pereira MA, Dias AR, Ribeiro U, Zilberstein B, Nahas SC. Laparoscopic gastrectomy for early and advanced gastric cancer in a western center: a propensity score-matched analysis. Updates Surg. 2021 Oct;73(5):1867-77.
3. Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, [Luận án tiến sĩ Y khoa]: Ngoại khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội; 2001.
4. Nguyễn Quang Bộ. Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn có kết hợp hóa chất [Luận án Tiến sỹ y học], Đại học Y dược Huế; 2017.
5. Association JGC. Japanese classification of gastric carcinoma: 3rd English edition. Gastric Cancer. 2011;14(2):101–112.
6. Huang Z. LG, Xu Y. et al Comparison of laparoscope-assisted D2 radical total gastrectomy and open gastrectomy for gastric cancer. Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi. 2014;17(8):781–784.
7. Lee WJ, Wang W, Chen TC, Chen JC, Ser KH. Totally laparoscopic radical BII gastrectomy for the treatment of gastric cancer: a comparison with open surgery. Surgical laparoscopy, endoscopy & percutaneous techniques. 2008;18(4):369-374.
8. Lee SH, Kim IH, Kim IH, Kwak SG, Chae HD. Comparison of short-term outcomes and acute inflammatory response between laparoscopy-assisted and totally laparoscopic distal gastrectomy for early gastric cancer. Annals of surgical treatment and research. 2015;89(4):176-182.