KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT LÁCH THÂN ĐUÔI TỤY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt lách thân đuôi tụy tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 28 bệnh nhân được phẫu thuật cắt lách thân đuôi tụy tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong 4 năm từ tháng 6 năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2024. Kết quả: Chúng tôi thực hiện phẫu thuật cắt lách thân đuôi tụy cho tổng số 28 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 54,7 ± 12,5. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 67,8%. Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám chủ yếu là đau bụng thượng vị chiếm 96,4%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 170 ± 17 phút. Kích thước u trung bình là 5,4 ± 2,1 cm. Tỷ lệ mổ mở chiếm 71,4%. Thời gian nằm viện trung bình là 9,4 ± 3,4 ngày. Tỷ lệ rò tụy sau mổ chiếm 85,7%, trong đó rò tụy mức độ A chiếm 83,3%, rò tụy độ B chiếm 16,7%. Trong số 28 bệnh nhân, không có trường hợp nào phải truyền máu trong mổ. Không có trường hợp phải mổ lại do chảy máu sau mổ, không có trường hợp nào tử vong. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ có 10 trường hợp là ung thư biểu mô tuyến của tụy, 6 trường hợp là u nang nhầy, 3 trường hợp là u đặc giả nhú, 4 trường hợp là u thần kinh nội tiết, 2 trường hợp là u nang thanh dịch, 1 trường hợp vết thương tụy, 1 trường hợp chấn thương tụy có đứt rời thân tụy, 1 trường hợp nang giả vùng đuôi tụy bội nhiễm. Kết luận: Phẫu thuật cắt lách thân đuôi tụy là an toàn và khả thi, có thể áp dụng đối với các bệnh lý ở thân và đuôi tụy kể cả trong chấn thương và vết thương tụy có đứt rời ống tụy. Tuy nhiên, đây là kĩ thuật khó, tỷ lệ rò tụy sau mổ cao, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị, dụng cụ phải đầy đủ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt lách thân đuôi tụy, u thân đuôi tụy.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hồng Phúc, Đỗ Hữu Liệt, Phan Minh Trí, Đoàn Tiến Mỹ, Nguyễn Thị Thùy, Nguyễn Thị Thủy, Dương Thùy Linh, Trần Thị Bé Thi, Nguyễn Phương Kiều (2023). "Đánh giá biến chứng sau phẫu thuật cắt thân đuôi tụy theo phân loại Clavien-Dindo", Tạp chí Y học Việt Nam, 527 (Tháng 6. Số đặc biệt), pp. 46-55.
3. Phạm Thế Anh, Trương Mạnh Cường (2024). “Kết quả sớm phẫu thuật cắt lách thân đuôi tụy tại bệnh viện K”, Tạp chí Y học Việt Nam, 538(3), pp. 128-132.
4. Trịnh Hồng Sơn (2013). "Kết quả phẫu thuật ung thư biểu mô thân đuôi tụy tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2002-2011", Tạp chí Y học thực hành, 875 (7), pp. 32-38.
5. Vũ Thị Phương Anh, Trịnh Quốc Đạt, Dương Trọng Hiền, Phạm Quang Hùng (2024). “Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u vùng thân đuôi tụy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2022”, Tạp chí Y học Việt Nam, 537(2), pp. 5-9.
6. Vojtko M, Cmarkova K, Pindura M, et al (2024). “Distal pancreatectomy” Bratisl Lek Listy, 125(4), pp. 239-243.
7. Zhang AB, Wang Y, Hu C, Shen Y, Zheng SS (2017). “Laparoscopic versus open distal pancreatectomy for pancreatic ductal adenocarcinoma: a single-center experience”, J Zhejiang Univ Sci B, 18(6), pp. 532-538.
8. Li WK, Ma FH, Liu H, et al (2020). “Comparison of short-term clinical outcome between laparoscopic distal pancreatectomy and open distal pancreatectomy”, Zhonghua Zhong Liu Za Zhi, 42(6), pp. 495-500.
9. Lillemoe KD, Kaushal S, Cameron JL, Sohn TA, Pitt HA, Yeo CJ (1999). “Distal pancreatectomy: indications and outcomes in 235 patients”, Ann Surg, 229(5), pp. 698-700.
10. Bassi, Claudio; Marchegiani, et al (2017). “The 2016 update of the International Study Group (ISGPS) definition and grading of postoperative pancreatic fistula: 11 Years After”, Surgery, 161(3), pp. 584–591.