KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC MẠCH LỚN TUẦN HOÀN TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị lấy huyết khối cơ học của người bệnh nhồi máu não cấp do tắc mạch máu lớn tuần hoàn não trước được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả - quan sát. Đối tượng nghiên cứu bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước được can thiệp lấy huyết khối trong 6h đầu: với các dấu hiệu thiếu sót thần kinh rõ ràng và định lượng được dựa trên bảng điểm NIHSS ≥6, ASPECTs ≥6 trên phim CLVT, điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 01- 2021 đến hết tháng 12- 2023, được theo dõi kết cục lâm sàng sau khi ra viện 03 tháng. Kết quả: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 92 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 68.03±14.08 trong đó tỉ lệ nam/nữ =1.55/1. Số bệnh nhân nhập viện trong 3 giờ đầu sau khởi phát chiếm 86.95%.Trong các yếu tố nguy cơ, thường gặp nhất là tăng huyết áp là 62%, hút thuôc lá 55.4%, rung nhĩ 32.6%, đái tháo đường 12.28%, yếu tố huyết khối 15.2%, rối loạn chuyển hóa lipid 12% và tiền sử đột quỵ não 10.5%. Bệnh nhân điều trị bắc cầu 25 trường hợp chiếm 27.17%, bệnh nhân lấy huyết khối 67 trường hợp chiếm 72.83%. Điểm NIHSS thời điểm nhập viện trung bình là 18.21±5.89 có trung vị là 19 điểm. Tại thời điểm ra sau ra viện 03 tháng, bệnh nhân phục hồi tốt có điểm mRS 0-2 chiếm 46.73%, bệnh nhân tàn tật phụ thuộc vào người chăm sóc hoặc cần hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao 36.71% và có 18 bệnh nhân bị tử vong chiếm tỷ lệ 19.56%. Kết luận: Kết quả điều trị can thiệp lấy huyết khối nội mạch tuần hoàn trước ở bệnh nhân nhồi máu não cấp hồi phục tốt mRS 0-2 ở cả nhóm điều trị can thiệp và điều trị bắc cầu chiếm tỷ lệ là 46.73%. Yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp, hút thuốc lá, rung nhĩ, đái tháo đường, yếu tố huyết khối, rối loạn chuyển hóa lipid và tiền sử đột quỵ não.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não cấp, lấy huyết khối cơ học.
Tài liệu tham khảo
2. Mai, Duy Ton, et al. Current state of stroke care in Vietnam. Stroke: Vascular and Interventional Neurology 2.2 (2022): e000331.
3. Ton MD, Dao PV, Nguyen DT, et al. Sex disparity in stroke outcomes in a multicenter prospective stroke registry in Vietnam. International Journal of Stroke. 2023;18(9):1102-1111. doi:10.1177/17474930231177893.
4. Rha J. H., Saver J. L. (2007). The impact of recanalization on ischemic stroke outcome: a meta-analysis. Stroke, 38(3), 967-973.
5. Goyal M., Demchuk A. M., Menon B. K., et al. (2015). Randomized assessment of rapid endovascular treatment of ischemic stroke. N Engl J Med, 372(11), 1019-1030.
6. Powers J. W, Rabinstein A. A, Ackerson T. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke is available at http://stroke.ahajournals.org DOI: 10.1161/STR.0000000000000158. 2018.
7. Kidwell C. S., Jahan R., Gornbein J., et al. (2013). A trial of imaging selection and endovascular treatment for ischemic stroke. N Engl J Med, 368(10), 914-923.
8. Lưu V. Đ (2012) Kết quả ban đầu điều trị nhồi máu não tối cấp bằng dụng cụ Solitaire kết hợp tiêu sợi huyết đường động mạch: nhân 2 trường hợp. Tạp chí điện quang Việt nam, 08, tr 254-260.
9. Olvert A. Berkhemer, Puck S.S. Fransen, Debbie Beumer, et al., for the MR CLEAN Investigators (2015): A Randomized Trial of Intraarterial Treatment for Acute Ischemic Stroke. N Engl J Med 2015; 372:11-20.
10. Mayank Goyal, Andrew M. Demchuk, Bijoy K. Menon, et al., for the ESCAPE Trial Investigators (2015): Randomized Assessment of Rapid Endovascular Treatment of Ischemic Stroke N Engl J Med 2015; 372:1019-1030